Tiêu hóa

Viêm tuỵ triệu chứng của SIBO

Bệnh viêm tụy đặc biệt là viêm tuỵ cấp chiếm tỷ lệ 80/100.000 dân số. Nguyên nhân chính gây bệnh do lạm dụng bia rượu, sỏi mật, tăng mỡ máu…Trong y khoa viêm tụy là căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng cấp như suy cơ quan, viêm tụy hoại tử nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong hoặc biến chứng mạn gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe như đái tháo đường, rối loạn chức năng ngoại tiết, ung thư tuyến tụy…Viêm tụy với biểu hiện tuyến tụy bị viêm sưng, đỏ do dịch tiêu hóa hoặc enzym tấn công tuyến tụy còn là triệu chứng của sự phát triển quá mức các vi khuẩn ở ruột non (SIBO).

Trong giai đoạn đầu của viêm tụy cấp, một số lượng lớn các cytokine gây ra bởi viêm tụy cục bộ phá hủy nghiêm trọng chức năng hàng rào của ruột, dẫn đến vi khuẩn đường ruột và nội độc tố trong máu, gây ra các cơn bão viêm và dẫn đến suy đa tạng.

Tụy là một tuyến nằm sau dạ dày, ở phía bên trái bụng, gần với phần đầu tiên của ruột non. Tuyến tụy thực hiện hai nhiệm vụ song song đó là tạo ra các enzym cung cấp cho ruột non để phân hủy thức ăn và tạo ra các hormone insulin và glucagon cho máu để kiểm soát lượng đường trong máu.

Viêm tụy thường được chia làm 2 loại gồm viêm tuỵ cấp tính và mạn tính

Viêm tụy cấp xảy ra do tuyến tụy bị viêm sưng đột ngột trong thời gian ngắn, bệnh có thể diễn tiến đến suy cơ quan, nhiễm trùng huyết, hoại tử tụy… Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do sỏi mật, lạm dụng rượu bia, do tăng mỡ máu.

Viêm tụy mạn là tình trạng tuyến tụy bị viêm trong thời gian dài. Nguyên nhân chủ yếu do uống nhiều rượu bia, tái phát nhiều lần và để lại những biến chứng mạn tính như đái tháo đường, rối loạn chức năng ngoại tiết, ung thư tụy….

Triệu chứng viêm tụy

Các số liệu thống kê cho thấy hầu hết những người bị viêm tụy cấp tính hoặc mạn tính thường xuất hiện một số triệu chứng đặc trưng.

Viêm tụy cấp tính

Cơn đau bắt đầu từ từ hoặc đột ngột ở vùng bụng trên, có thể lan ra sau lưng

Cơn đau có thể kéo dài vài ngày, gây sốt, buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng, nhịp tim nhanh

Viêm tụy mạn tính

Đau ở bụng trên, có thể lan ra sau lưng, đau thường xảy ra sau ăn, gây tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, sụt cân, chân có mỡ

Dấu hiệu viêm tụy

Thường xuất hiện cơn đau bắt đầu từ từ hoặc đột ngột ở vùng bụng trên

Nguyên nhân bị viêm tuỵ

Bệnh sỏi mật (hay gặp nhất)

Lạm dụng rượu

Mỡ máu ( triglyceride máu)

Chấn thương bụng hoặc phẫu thuật

Hàm lượng canxi trong máu rất cao

Sử dụng một số loại thuốc như estrogen, steroid và thuốc lợi tiểu thiazid

Nhiễm trùng khi mắc quai bị, viêm gan A hoặc B, hoặc vi khuẩn salmonella

Do một số khiếm khuyết di truyền

Bất thường bẩm sinh ở tuyến tụy

Các biến chứng của viêm tuỵ

Bệnh viêm tuỵ cấp tính nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy cơ quan, viêm tuỵ hoại tử nhiễm trùng, thậm chí tử vong.

Viêm tuỵ mạn có thể dẫn đến ung thư tuyến tụy, suy dinh dưỡng, đái tháo đường, suy chức năng tuỵ ngoại tiết.

Phương pháp điều trị viêm tụy mạn tính

Bệnh nhân viêm tụy mạn thường có những triệu chứng và/hoặc biến chứng như đau bụng mạn tính, suy dinh dưỡng, tiêu phân mỡ do thiếu men tuỵ, đái tháo đường do rối loạn men tuỵ nội tiết và thậm chí ung thư tuỵ.

Đến thời điểm hiện tại, việc điều trị viêm tụy mạn tập trung chủ yếu là cải thiện các triệu chứng, giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển cũng như phát hiện và điều trị kịp thời biến chứng ung thư tuỵ. Giải pháp chung gồm ngưng uống rượu, hút thuốc lá, Điều trị các nguyên nhân như sỏi mật, tăng triglyceride máu… mục đích ngăn ngừa viêm tụy tái phát.

Các phương pháp phòng ngừa bệnh viêm tụy

Hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá

Tránh nước ngọt, cafein…

Hạn chế ăn mặn, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều chất béo

Lưu ý người mắc bệnh đái tháo đường, mỡ máu, sỏi mật cần quản lý bệnh và tầm soát sức khỏe định kỳ hàng năm để tránh biến chứng gây viêm tuỵ.

Song song với việc ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa, người dân cần lựa chọn nhóm thực phẩm giàu protein và chất chống oxy hóa, uống đủ lượng nước từ 1,5 đến 2 lít/người/ngày. Ngoài ra có thể dùng các chất bổ sung vitamin để nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bí quyết tăng cường lợi khuẩn cho hệ vi sinh vật đường ruột

Điều trị SIBO: Những lựa chọn tốt nhất hiện nay

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO là gì, tổng quan về triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Hướng dẫn khi làm test hơi thở Hydrogen, Methane chẩn đoán SIBO

Yhocvn.net

bien tap

Recent Posts

Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thiền định

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến với…

17 hours ago

Biến chứng, cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một loại nhiễm trùng rất phổ biến ở hệ…

2 days ago

Để cải thiện trí nhớ hãy hành thiền

Với bộn bề những lo toan trong công việc, cuộc sống không tránh khỏi lúc…

2 days ago

Ngồi thiền cải thiện hệ vi sinh đường ruột

Hệ vi sinh vật đường ruột là một trong những yếu tố quan trọng giúp…

3 days ago

Nguyên nhân và triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là bệnh rất phổ biến, xuất hiện trên 50…

3 days ago

Thiền hỗ trợ làm giảm các cơn đau mạn tính

Đau mạn tính là những cơn đau diễn ra ở mức độ thường xuyên và…

3 days ago