Ruột thừa viêm cấp là một trong những bệnh lý cấp cứu ngoại khoa hay gặp nhất.
Khái niệm chung
Ruột thừa viêm (RTV)cấp là một trong những bệnh lý cấp cứu ngoại khoa hay gặp nhất. Tần suất RTV cấp song hành với tần suất của quátrình phát triển của mô bạch huyết, với tỷ lệ cao nhất ở giai đoạn đầu của thập niên. RTV thường xảy ra ở nam giới, đặc biệt vào tuổi dậy thì. Tỷ lệ nam/nữ khoảng 1,3:1.
Trong giai đoạn nghiên cứu từ 1975-1991, tỷ lệ giảm từ 100 trường hợp/100.000 xuống 52 trường hợp/100.000 dân. Sự thay đổi này dường như không giải thích dựa vào công tác chẩn đoán đã được cải thiện, và lời giải thích cho hiện tượng này vẫn còn chưa rõ ràng. Hiện nay 84% trường hợp cắt ruột thừa (RT) được tiến hành vì một bệnh lý cấp. Tỷ lệ cắt bỏ RT bình thường trung bình là 16%.
Giải phẫu và chức năng ruột thừa
Ruột thừa lần đầu tiên nhìn thấy được trong quá trình phát triển của phôi thai là vào tuần lễ thứ 8 của thai kỳ, có hình ảnh như một chỗ nhô lên ở phần cuối của manh tràng (MT). Trong cả giai đoạn phát triển trước và sau sinh, tốc độ phát triển của MT vượt xa tốc độ phát triển của RT, nó làm di lệch vị trí của RT đi vào trong và xuống dưới van hồi MT. Mối liên hệ giữa gốc RT và MT vẫn hằng định, trong khi đó có thể thấy đầu của RT ở sau MT, tiểu khung, dưới MT, trước hồi tràng, hoặc ở quanh đại tràng (ĐT) phải.
Trong nhiều năm, RT được xem như là một cơ quan vết tích không có chức năng. Hiện nay người ta đã nhận thấy rằng RT là một cơ quan miễn dịch, nó tham gia tích cực vào sự chế tiết globulin miễn dịch (Ig), đặc biệt là IgA.
Mặc dù RT là một thành phần phối hợp giữa ruột với hệ thống tổ chức bạch huyết, nhưng chức năng của nó không quan trọng và cắt RT không đi kèm theo bất kỳ yếu tố nào làm thuậnlợi cho quá trình nhiễm khuẩn hay bất kỳ biểu hiện nào về suy giảm miễn dịch. Tổ chức bạch huyết lần đầu tiên hiện diện ở RT là vào tuần lễ thứ hai sau sinh. Số lượng tổ chức gia tăng trong suốt giai đoạn dậy thì, vẫn còn duy trì như vậy trong thập kỷ kế tiếp và sau đó bắt đầu giảm đều đặn theo tuổi. Sau 60 tuổi, thực sự không còn tổ chức bạch huyết trong RT, và thường có tắc hoàn toàn lòng RT.
Nguyên nhân và sinh lý bệnh của viêm ruột thừa cấp
Tắc nghẽn lòng RT là yếu tố gây bệnh nổi bật nhất trong ruột thừa viêm (RTV) cấp. Sỏi phân là nguyên nhân gây tắc RT hay gặp. ít gặp hơn là do phì đại mô bạch huyết; có thể do chất baryte bị cô đặc lại khi chụp X quang trước đây; do rau và quả hạt; do giun đũa.
Một chuỗi sự kiện xảy ra sau khi tắc lòng RT như sau: vật tắc nghẽn ở gốc sẽ tạo ra sự tắc nghẽn một quai kín trong khi sự bài tiết của niêm mạc RT vẫn tiếp tục làm cho RT căng ra. Thể tích lòng RT bình thường chỉ khoảng 0,1ml. Nó không có một lòng ống thực sự. Sự tiết của niêm mạc RT chỉ khoảng 0,5ml có thể làm cho áp lực lòng RT tăng đến khoảng 60cm H2O. Sự căng to của RT kích thích lên đầu mút thần kinh hướng tâm mang cảm giác đau tạng, nó gây triệu chứng đau mơ hồ, âm ỉ, lan toả ở giữa bụng hoặc phía dưới của vùng thượng vị. Nhu động ruột cũng bị kích thích do sự căng giãn đột ngột đôi khi có thể tạo ra cơn co thắt.
Niêm mạc đường tiêu hoá (kể cả RT) rất nhạy với sự thiếu máu. Do vậy nó mất đi tính toàn vẹn của niêm mạc ngay trong giai đoạn đầu của quá trình này. Điều đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào lớp sâu hơn. Sự căng giãn tiếp diễn sẽ ảnh hưởng đến áp lực của tiểu ĐM, vùng mà có nguồn cung cấp máu kém nhất sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất: diện nhồi máu có hình bầu dục xuất hiện ở bờ tự do. Khi căng giãn vi khuẩn xâm nhập, suy giảm cung cấp máu và sự nhồi máu tiếp diễn sẽ gây thủng RT. Thường là đi qua một trong những vùng bị nhồi máu ở bờ tự do của RT.
Vi khuẩn học trong RTV: người ta đã tìm thấy nhiều vi khuẩn kỵ khí, ái khí hay tuỳ ý từ dịch thu được trong ổ phúc mạc, dịch áp xe và tổ chức RT ở những bệnh nhân bị RTV hoại thư hay thủng. Trung bình có khoảng 10 chủng vi khuẩn khác nhau được phát hiện trên một mẫu nghiệm. Trong hầu hết mẫu nghiệm, người ta đã phân lập được Bacteroides fragilis và E.coli. Chủng vi khuẩn hay gặp khác là Streptococcus (80%), Pseudomonas (40%), Bacteroides splanchnicus (40%) và Lactobacillus (30%). Nghiên cứu vi khuẩn học ở thành RT của trẻ em cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa khuẩn chí của RT bình thường và RT bị viêm cấp. Bacteroides fragilis và E. coli và Streptococcus là những vi khuẩn được phân lập phổ biến nhất. Người ta đã ghi nhận được RTV phối hợp với Cytomegalovirus ở những bệnh nhân bị AIDS.
Triệu chứng và chẩn đoán viêm ruột thừa cấp
1. Cơ năng
– Đau bụng: đây là triệu chứng đầu tiên của RTV cấp. Về kinh điển thì đau bụng bắt đầu lan toả ở vùng thượng vị và vùng rốn. Đau vừa phải, không thay đổi, đôi khi có những cơn co thắt trội lên. Sau một thời gian từ 1-12 giờ (thường trong vòng 4-6 giờ), cơn đau sẽ khu trú ở hố chậu phải (HCP). ở một số bệnh nhân, đau của RTV bắt đầu ở HCP và vẫn duy trì ở đó. Sự thay đổi về vị trí giải phẫu của RT đã giải thích cho những thay đổi về vị trí của cơn đau kiểu tạng. Sự quay bất thường của ruột cũng làm cho triệu chứng đau phức tạp hơn. Phần thần kinh tạng ở vị trí bình thường, nhưng phần thần kinh bản thể nhận cảm giác ở vùng bụng-nơi manh tràng bị giữ lại trong khi xoay.
– Chán ăn: hầu như luôn đi kèm theo RTV. Nó hằng định đến mức khi bệnh nhân không có chán ăn thì cần phải xem lại chẩn đoán.
– Nônmửa: xảy ra trong khoảng 75% bệnh nhân, nhưng không nổi bật và kéo dài, hầu hết bệnh nhân chỉ nôn 1-2 lần.
– Chuỗi xuất hiện triệu chứng có ý nghĩa rất lớn để chẩn đoán phân biệt. Trên 95% bệnh nhân RTV cấp thì chán ăn là triệu chứng đầu tiên, sau đó là đau bụng, đến lượt nôn mửa (nếu có xảy ra). Nếu nôn mửa xảy ra trước khi có triệu chứng đau thì cần xem lại chẩn đoán.
2. Dấu hiệu thực thể
– Dấu hiệu sống không thay đổi nhiều đối với RTV nếu như chưa có biến chứng. Nhiệt độ ít khi tăng quá 390C, mạch bình thường hay hơi tăng. Những thay đổi quá mức thường gợi ý là đã có biến chứng hoặc nên xem xét đến một chẩn đoán khác.
– Bệnh nhân RTV thường thích nằm ngửa, với hai đùi (đặc biệt là đùi phải) thường kéo gấp lên – bởi vì bất kỳ cử động nào cũng làm đau gia tăng. Nếu như yêu cầu cử động, bệnh nhân cũng chỉ làm chậm chạp và thận trọng.
– Dấu hiệu đau thực thể kinh điển ở HCP chỉ có khi RT bị viêm nằm ở vị trí phía trước. Cảm giác đau thường nhiều nhất ngay ở điểm đau Mac Burney hoặc gần với điểm Mac Burney.
– Dấu giảm áp (dấu Blumberg) thường gặp và dấu hiệu này rõ nhất ở HCP, điều đó cho thấy có sự kích thích phúc mạc.
– Dấu Rovsing (đau ở hố chậu phải khi đè vào hố chậu trái) cũng chỉ cho thấy vị trí của sự kích thích phúc mạc.
– Quá cảmda ở trong vùng do dây thần kinh tuỷ T10,T11,T12bên phải chiphối cũng hay gặp, nhưng trong một số trường hợp sớm, thì nó có thể là dấuhiệudươngtính đầutiên. Khám triệu chứng này bằng kimchâm hoặc tốt hơn là kẹp nhẹ da giữa hai ngón tay cái và trỏ. Thông thường nghiệm pháp này hay gây đau cho bệnh nhân.
– Đề kháng thành bụng thường song song với độ trầm trọng của quá trình viêm. Trong giai đoạn đầu của bệnh, sự đề kháng (nếu có) chủ yếu là do sự phòng vệcố ý. Khi có sự kích thích phúc mạc, sự co thắt cơ gia tăng và trở nên không cố ý – đây là phản xạ thực sựtrái ngược với sựphòng vệ cố ý.
– Những thay đổi về vị trí của RTV tạo nên những thay đổi về dấu hiệu thực thể khác với thông thường. Với RTV sau MT, dấu hiệu ở bụng trước ít nổi bậc và nhạy cảm đau có thể nổi trội nhất ở vùng mạn sườn hay trên gai chậu sau trên. Khi RTV thể tiểu khung, triệu chứng ở bụng thường nhẹ nhàng và có thể chẩn đoán nhầm trừ khi có thăm trực tràng. Khindùng ngón tay khám ép vào phúc mạc của túi cùngDouglas, bệnh nhân đau vùng trên xương mu cũng như tại chỗ. Dấu hiệu kích thích cơ khu trú cũng có thể gặp. Dấu hiệu cơ thắt lưng chỉ cho thấy điểm kích thích nằm gần cơ này. Dấu hiệu cơ bịt gây đau ở hạ vị khi cho kéo căng cơ bịt trong cho thấy có kích thích nằm ở vị trí đó.
3. Xét nghiệm cận lâm sàng
– Bạch cầu tăng nhẹ (từ 10.000-18.000/mm3) thường gặp ở những bệnh nhân RTV cấp không có biến chứng và thường kèm theo tăng bạch cầu đa nhân vừa phải. Nếu công thức bạch cầu bình thường và không có tăng bạch cầu đa nhân, thì nên xem xét lại chẩn đoán RTV cấp.
– Chụp phim bụng thẳng: ít khi giúp ích cho chẩn đoán RTV cấp. Dẫu đôi khi có giúp cho loại trừ bệnh lý phụ khác, ở bệnh nhân RTV cấp, người ta thường nhận thấy có hình ảnh ruột. Trướng hơi bất thường, nhưng không đặc hiệu. Hiếm khi có thể thấy được hình ảnh sỏi phân trên phim.
– Siêu âm bụng: là một cách chính xác để xác định chẩn đoán RTV. Xác định RT với hình ảnh một quai ruột không có nhu động, một đầu cụt và xuất phát từ MT. Khi ép đầu dò tối đa, đo đường kính của RT theo kích thước trước sau. Người ta cho lát cắt là dương tính khi kích thước >6mm theo đường kính ngang nếu như không thể ép RT được nữa theo chiều trước au. Có sỏi ở RT sẽ là chẩn đoán xác định. Hình ảnh siêu âm RT bình thường đó là dễ dàng ép được một cấu trúc ống có đầu cụt mà đo được < 5mm. Hình ảnh siêu âm được xem như là âm tính nếu như không nhìn thấy RT và không có dịch hoặc một hình khối ở quanh MT.
Chẩn đoánxác địnhRTV cấp bằng siêu âm có độ nhạy từ 78-96% và độ đặc hiệu từ 85-98%.
– Kỹ thuật X quang hỗ trợ baogồm chụp cắt lớp vi tính, chụp đại tràng có baryt ít áp dụng và giá thành đắt hơn nhiều.
– Soi ổ bụng có thể xem là thủ thuật vừa giúp chẩn đoán vừa để điều trị bệnh nhân bị đau bụng cấp và nghi ngờRTV cấp. Soi ổ bụng có lẽ hữu ích nhất nhằm đánh giá trong trường hợp phụ nữ có đau bụng dưới, bởi vì cắt RT khi RT bình thường chiếm đến 30-40% trường hợp này. Phân biệt bệnh phụ khoa cấp tính với RTV cấp dễ dàng thực hiện được khi sử dụng soi ổ bụng.
4. Viêm ruột thừa vỡ mủ
Từ lâu cắt RTV được xem như là biện pháp điều trị RTV cấp (do diễn tiến dẫn đến vỡ RT như ta đã biết). Không có biện pháp chính xác để xác định xem khi nào RT sẽ vỡ và RT có vỡ trước khi làm giảm quá trình viêm hay không. Mặc dù người ta đã gợi ý rằng chỉ theo dõi và điều trị kháng sinh có thể là một biện pháp điều trị thích hợp đối với RTV cấp, nhưng điều trị không phẫu thuật có nguy cơ rất cao và làm gia tăng tỷ lệ biến chứng và tử vong do vỡ RT.
Vỡ RT thường xảy ra ở chỗtắc nghẽn trong lòng RT và dọc theo bờ tự do của RT. Nếu nghi ngờ RT bị vỡ khi có sốt >39oC, và công thức bạch cầu > 18.000/mm3. Trong đa số trường hợp quá trình vỡ được vây chặn lại và bệnh nhân có triệu chứng đau dội khu trú. Trong 2-6% trường hợp khi thăm khám thực thể có thể phát hiện một khối không rõ ràng. Khối này có thể biểu hiện một sự viêm tấy – đó là một quai ruột bện lại, dính với RT bị viêm ở kế cận hoặc là một ổ áp xe quanh RT. Bệnh nhân có biểu hiện như vậy thì thời gian xuất hiện triệu chứng kéo dài hơn, thường ít nhất 5-7ngày. Khả năng phân biệt RTV cấp không có biến chứng với RT bị thủng thường khó khăn, nhưng một điều hết sức quan trọng là phải phân biệt được bởivì thái độ điều trị của chúng khác nhau.
Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt RTV cấp là chẩn đoán rất cần thiết trong trường hợp đau bụng cấp. Cần như vậy bởi vì biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu cho một bệnh lý nào đó, nhưng nó đặc hiệu cho một rốiloạn về một hoặc nhiềuchứcnăng sinh lý học. Tính chính xác của chẩn đoán trước mổ chỉ đạt khoảng 85%.
Chẩn đoán phân biệt RTV phụ thuộc vào 3 yếu tố:
– Vị trí giải phẫu của RT bị viêm.
– Giai đoạn viêm: viêm đơn thuần hay đã vỡ.
– Tuổi và giới của bệnh nhân.
1. Viêm hạch mạc treo cấp tính
Đây là một bệnh lý thường nhầm lẫn với ruột thừa viêm cấp ở trẻ em. Hầu như không đổi, hiện đang có một nhiễm trùng hô hấp dưới hoặc quá trình nhiễm trùng mới giảm bớt đi. Đau thường ít lan toả hơn, và cảm giác đau không khu trú rõ ràng như trong ruột thừa viêm. Đôi khi có sự phòng vệ cố ý, nhưng hiếm khi có thực sự. Có thể ghi nhận có bệnh lý hạch bạch huyết.. xét nghiệm cận lâm sàng ít giúp ích cho chẩn đoán chính xác, mặc dù khi có tăng lympho bào tương đối thì có thể gợi ý viêm hạch mạc treo. Cần theo dõi trong vài giờ nếu như nghĩ nhiều đến viêm hạch mạc treo, bởi vì viêm hạch mạc treo là một bệnh lý tự giới hạn; nhưng nếu chẩn đoán gián biệt vẫn còn nghi ngờ, thì phẫu thuật ngay tức khắc là biện pháp an toàn duy nhất.
2. Viêm dạ dày- ruột cấp
Rất hay gặp ở trẻ em, nhưng thường dễ dàng phân biệt được với RTV. Viêm dạ dày ruột do virus, một nhiễm trùng cấp tự giới hạn do nhiều nguyên nhân khác nhau đặc trưng bởi tiêu chảy nhiều nước, buồn nôn và nôn. Cơn co thắt ở bụng do tăng nhu động ruột xuất hiện trước khi đại tiện phân nước. Bụng giãn mềm giữa cơn co thắt, và không có dấu hiệu khu trú. xét nghiệm cận lâm sàng đều bình thường.
3. Bệnh lý của nam giới
Phải xem đến bệnh lý của nam giới trong chẩn đoán phân biệt với RTV, bao gồm xoắn tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn cấp tính, bởi vì đau ở vùng thượng vị có thể làm lu mờ triệu chứng tại chỗ xuất hiện sớm trong bệnh lý này. Viêm túi tinh cũng có thể giống như RTV nhưng có thể chẩn đoán được khi thấy túi tinh lớn, tăng cảm giác đau thăm khám trực tràng.
4. Viêm túi thừa Meckel
Bệnh này gây ra hình ảnh lâm sàng rất giống với bệnh cảnh của RTV cấp. Chẩn đoán phân biệt trước mổ chỉ có tính chất lý thuyết suông và không cần thiết, bởi vì viêm túi thừa Meckel phối hợp với biến chứng giống như trong RTV và đòi hỏi điều trị giống nhau – đó là can thiệp phẫu thuật tức khắc.
5. Lồng ruột
Trái với viêm túi thừa Meckel, điều hết sức quan trọng là chẩn đoán phân biệt lồng ruột (LR) với RTV cấp, bởi vì thái độ điều trị hoàn toàn khác nhau. Tuổi của bệnh nhân rất quan trọng: RTV cấp ít gặp ở trẻ < 2 tuổi, trái lại hầu như tất cả trường hợp lồng ruột tự phát xảy ra dưới 2 tuổi. LR xảy ra điển hình ở trẻ được nuôi dưỡng tốt – những trẻ này ưỡn người người đột ngột do cơn đau bụng rõ rệt. Giữa cơn đau, trẻ hình như hoàn toàn bình thường sau vài giờ, bệnh nhân thường đại tiện phân có nhầy máu, có thể sờ thấy một khối có hình khúc dồi ở hố chậu phải. Khi LR tiến triển xa hơn, hố chậu phải cảm giác như bị rỗng một cách bất thường.
6. Loét dạ dày-tá tràng bị thủng
Loét dạ dày tá tràng bị thủng gần giống với RTV nếu như chất trong dạ dày tá tràng theo trọng lượng đi xuống rãnh kết tràng với MT và nếu như chỗ thủng sớm được bịt lại, do đó dấu hiệu ở bụng trên rất ít.
7. Các thương tổn khác
Viêm túi thừa hoặc ung thư MT hoặc ung thư phần ĐT sigma nằm về bên phải bụng bị thủng thì không thể phân biệt được với RTV. Cần chẩn đoán tích cực để đưa ra một chẩn đoán phân biệt trước mổ.
8. Viêm túi thừa mạc nối đại tràng
Viêm túi thừa mạc nối là do túi thừa mạc nối xoắn gây nhồi máu. Triệu chứng rất ít hoặc có thể có đau bụng liên tục ở vùng tương ứng với khung đại tràng, nó kéo dài trong nhiều ngày. Đau thay đổi thất thường và không có một chuỗi triệu chứng để chẩn đoán. Bệnh nhân nhìn như là không có bệnh, buồn nôn và nôn rất hay gặp và thường rõ rệt khi thôi ấn tay nhưng không có co cứng bụng. Trong 25%trường hợp ghinhận, đau dai dẳng hoặc tái diễn cho đến khi cắt bỏ phần mạc nối bị nhồi máu.
9. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Viêm thận-bể thận cấp (đặcbiệt ở bênphải) rất giống RTV cấp sau hồi tràng. Lạnh run, nhạy cảm đau ở gốc sống-sườn phải, có tế bào mủ và đặc biệt là có vi khuẩn trong nước tiểu thường là đủ phân biệt giữa hai bệnh lý này.
10 Viêm hoặc áp xe cơ thắt lưng chậu bên phải
Viêm và áp xe cơ thắt lưng chậu bên phải, điểm đau thường ở ngay trên gai chậu trước trên bên phải, điển hình nhất là chân phải không duỗi thẳng được, khi duỗi thẳng bệnh nhân rất đau.
11. Sỏi niệu quản
Nếu như sỏi nằm ở đoạn gần RT nó có thể giống hệt như RTV sau MT. Đau lan xuống môi lớn, bìu hay dương vật, đái máu và hoặc có sốt hoặc tăng bạch cầu sẽ gợi ý đến sỏi. Chụp bể thận sẽ được xác định chẩn đoán.
12.Viêm phúc mạc nguyên phát
Viêm phúc mạc nguyên phát ít khi giống với RTV cấp đơn thuần, nhưng nó biểu hiện tương tự như viêm phúc mạc lan toả do RT vỡ. Chẩn đoán dựa vào chọc ổ phúc mạc.
13. Bệnh do vi khuẩn giống Yersinia gây ra
Viêm hạch mạc treo, viêm hồi tràng, viêm ĐT và RTV cấp. Khoảng 6% trường hợp viêm hạch mạc treo và 5% trường hợp RTV cấp là do Yersinia gây ra.
14. Viêm phần phụ và vỡ nang De Graaf
15. Các bệnh khác ít gặp
Thủng ruột do dị vật; tắc ruột; tắc mạch máu mạc treo; viêm màng phổi phải; viêm túi mật cấp; viêm tuỵ cấp; tụ máu thành bụng.
Một số thể viêm ruột thừa cấp đặc biệt
1. Bệnh ruột thừa viêm ở trẻ em
Chẩn đoán RTV cấp ở trẻ nhỏ khó hơn ở người trưởng thành. Tất cả yếu tố góp phần làm khó chẩn đoán hơn là do trẻ em không thể cho ta tiền sử chính xác, do bố mẹ và thầy thuốc làm chậm trễ chẩn đoán, thường hay bị rối loạn về đường tiêu hoá. Quá trình diễn tiến rất nhanh và bị vỡ và mạc nối lớn chưa phát triển đầy đủ sẽ không có khả năng bọc lại RT vỡ làm cho bệnh rất nặng ở trẻ em.
2. Ruột thừa viêm ở người già
Mặc dù tần suất RTV ở người già thấp hơn ở bệnh nhân trẻ tuổi, nhưng tỷ lệ bệnh tật và tử vong tăng đáng kể ở nhóm bệnh nhân này. Nếu chẩn đoán muộn thì nhanh chóng dẫn đến thủng. Chẩn đoán RTV rất tế nhị và ít điển hình hơn so với người trẻ, và cần phải duy trì “chỉ số nghi ngờ cao” ở những bệnh nhân > 80 tuổi, người ta đã ghi nhận tỷ lệ RT viêm thủng là 49% và tỷ lệ tử vong là 21%.
3. Ruột thừa viêm trong thai kỳ
RTV là bệnh từ bên ngoài tử cung hay gặp nhiều nhất mà cần phải điều trị ngoại khoa trong thai kì. Tần suất xấp xỉ 1/2000 người mang thai. RTV cấp có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào trong thai kỳ, nhưng thường gặp nhất trong hai quý đầu. Khi thai nhi phát triển, chẩn đoán RTV ngày càng trở nên khó khăn hơn do RT bị di lệch lên trên và ra ngoài.
Phẫu thuật trong khi mang thai sẽ có nguy cơ đẻ non từ 10-15%, và nguy cơ này giống nhau ở cả hai trường hợp mở bụng âm tính (RT bình thường) và trường hợp cắt RT viêm đơn thuần. Yếu tố quan trọng nhất phối hợp với tử vong cho mẹ và thai nhi đó là thủng RT. Tỷ lệ tử vong của thai trong RTV sớm là 3-5%, nó tăng lên đến 20% khi RT viêm bị thủng. Nên chẩn đoán nhanh và can thiệp phẫu thuật khi nghi ngờ RTV trong thai kì.
4. Ruột thừa viêm ở bệnh nhân nhiễm HIV hoặc AIDS
Nguyên nhân RTV ở bệnh nhân HIV (+) và bệnh nhân bị AIDS tương tự như nguyên nhân RTV ở trong cộng đồng nói chung. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhiễm trùng cơ hội (thường thứ phát do Cytomegalovirus hoặc sarcoma Kaposi) có thể chịu trách nhiệm cho sự phát triển của quá trình RTV. Mặc dù biểu hiện lâm sàng của RTV ở BN bị AIDS hoặc HIV (+) không khác nhau nhiều so với bệnh nhân không bị AIDS hay HIV (-), nhưng có thể không có tăng bạch cầu trong RTV cấp. Viêm ruột do u lympho ở đoạn cuối hồi tràng có thể giống hệt như RTV. Soi ổ bụng chẩn đoán có thể giúp ích được, qua đó ta có thể chỉ định cắt RT qua nội soi khi thấy RT bị viêm. Nếu cắt RT trước khi RT bị thủng, thì tỷ lệ bệnh tật và tử vong không tăng.
Tiến triển và biến chứng của ruột thừa viêm cấp
– Tự khỏi, rất ít gặp
– Tiến triển
+ Tạo đám quánh RT
+ Vỡ mủ hình thành áp xe RT
+ Vỡ mủ hay hoại tử gây viêm phúc mạc toàn thể
+ Hình thành áp xe RT sau đó áp xe RT vỡ gây viêm phúc mạc.
+ Ruột thừa viêm mạn.
Điều trị viêm ruột thừa cấp
Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, nhưng không nên làm giảm tầm quan trọng của việc can thiệp phẫu thuật sớm. Một khi đã có quyết định phẫu thuật vì RTV cấp thì nên chuẩn bị bệnh nhân tốt, đảm bảo bồi phụ nước -điện giải đầy đủ, và bệnh lý tim phổi-thận.
Nhiều thử nghiệm đã cho thấy tính hiệu quả của kháng sinh trước mổ trong việc làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ. Nếu RTV đã thủng hay hoại thư, nên kéo dài sử dụng kháng sinh cho đến khi bệnh nhân hết sốt và có công thức bạch cầu bình thường.
1. Cắt ruột thừa hở
Hầu hết phẫu thuật viên đều sử dụng hoặc đường Mac Burney (chéo) hoặc đường Rocky-Davis (ngang) ở hố chậu phải khi nghi ngờ RTV. Trung tâm của đường rạch nằm trên điểm đau nhất hoặc ngay trên một khối có thể sờ được. Nếu nghi ngờ có ổ áp xe, bắt buộc phải rạch ở phía bên ngoài để tránh vấy nhiễm toàn bộ ổ phúc mạc. Nếu chẩn đoán còn nghi ngờ, người ta khuyên mổ đường giữa thấp để kiểm tra toàn bộ ổ phúc mạc. Mỏm RT có thể chỉ thắt đơn thuần hoặc thắt và vùi. Khi gốc RT còn nguyên mà MT không bị viêm thì có thể thắt mỏm RT bằng sợi chỉ không tiêu. Rửa ổ phúc mạc và đóng vết mổ theo từng lớp. Nếu RT đã thủng hay hoại thư nên để hở tổ chức da, dưới da và đóng da thì 2 hay khâu muộn sau 4- 5 ngày sau lần khâu đầu.
ở trẻ em, mỡ dưới da ít, đóng vết mổ thì đầu không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Nếu ruột thừa không viêm, cần tìm một cách hệ thống để có chẩn đoán khác. Đầu tiên nên thám sát manh tràng và mạc treo, kế đó, kiểm tra ruột non ngược từ van Bauhin lên. Riêng ở nữ, cần chú ý đến cơ quan trong tiểu khung, cần kiểm tra cơ quan ở tầng trên ổ bụng. Nên gởi dịch ổ phúc mạc đi nhuộm Gram và cấy vi khuẩn. Nếu thấy có dịch mủ thì xác định nguồn gốc của nó. Có thể kéo dài đường mổ vào trong và cắt lá trước và sau của bao cơ thẳng bụng nếu có chỉ định đánh giá ở vùng bụng thấp. Nếu gặp bệnh lý của tầng trên ổ bụng thì đóng đường mổ ở hố chậu phải lại và mở bụng đường giữa trên rốn.
2. Cắt ruột thừa viêm qua nội soi ổ bụng
Soi ổ bụng đã xuất hiện như một kỹ thuật mới cả về chẩn đoán cũng như điều trị RTV cấp.
Cắt RTV qua nội soi được ưa chuộng ở những người béo phì, hoặc ở những bệnh nhân đặc biệt quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ.
Về mặt lý thuyết phương pháp nội soi có nhiều ưu điểm so với phương pháp mổ hở truyền thống hơn 100 năm qua. ưu điểm này bao gồm:
– Giúp chẩn đoán chính xác trong những trường hợp khó, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ.
– Giảm tỷ lệ nhiễm trùng vết thương.
– Bệnh nhân ít đau.
– Rút ngắn thời gian nằm viện và trở lại làm việc nhanh
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…