Categories: Tin tức y học

Vì sao bị bầm tím sau dùng rifampicin?

Tôi 65 tuổi, bị mắc lao và phải uống nhiều thuốc, trong đó có rifampicin. Uống thuốc được một thời gian thì tôi thấy xuất hiện có vết bầm tím dưới da…

Tôi 65 tuổi, bị mắc lao và phải uống nhiều thuốc, trong đó có rifampicin. Uống thuốc được một thời gian thì tôi thấy xuất hiện có vết bầm tím dưới da, tôi đi khám bệnh thì được biết bị giảm tiểu cầu do thuốc rifampicin. Xin quý báo giúp tôi hiểu rõ hơn về tác dụng phụ này? Tôi xin cảm ơn!

Hoàng Thị Hòa (Hà Nội)

Rifampicin là thuốc chống lao được sử dụng phổ biến, có các phản ứng có hại thường gặp như phát ban trên da, độc tính trên gan, rối loạn tiêu hóa và hội chứng giả cúm. Giảm tiểu cầu là một phản ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng khi sử dụng rifampicin. Đây là thuốc gây giảm tiểu cầu thường gặp nhất trong số các thuốc chống lao bên cạnh isoniazid, pyrazinamid và ethambutol.

Giảm tiểu cầu xảy ra với tần suất dưới 0,1% số bệnh nhân sử dụng rifampicin. Phần lớn các ca giảm tiểu cầu xảy ra khi sử dụng rifampicin liều cao trong phác đồ ngắt quãng (1.200mg x 2 lần mỗi tuần). Chỉ một số ít các trường hợp giảm tiểu cầu do rifampicin xảy ra khi dùng phác đồ hàng ngày hoặc khi dùng lại rifampicin sau một thời gian ngừng thuốc.

Giảm tiểu cầu do rifampicin thường liên quan đến cơ chế miễn dịch. Thuốc liên kết không phải đồng hóa trị với các glycoprotein màng tế bào, tạo ra các epitope (vị trí kháng nguyên liên kết với kháng thể đặc hiệu tạo nên phức hợp kháng nguyên – kháng thể) hoặc gây ra các biến đổi về mặt cấu trúc của các kháng thể đặc hiệu. Thêm vào đó, các kháng thể phụ thuộc rifampicin gắn với tiểu cầu và làm tăng phá hủy tiểu cầu.

Nếu xuất hiện giảm tiểu cầu, nên ngừng sử dụng rifampicin. Số lượng tiểu cầu sẽ trở lại bình thường trong vòng 36 giờ sau khi dừng thuốc. Giảm tiểu cầu là một chống chỉ định tuyệt đối tiếp tục sử dụng rifampicin để điều trị. Tuy nhiên, nên cân nhắc tái sử dụng thuốc nghi ngờ trước khi quyết định dừng hoàn toàn rifampicin. Khi sử dụng lại rifampicin, cần giám sát chặt chẽ bệnh nhân, theo dõi đều đặn số lượng tiểu cầu và có thể điều trị tình trạng này bằng corticosteroid.

DS. Nguyễn Tiến Kiên

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

Tuyệt đối không dùng chung cà phê với 6 thực phẩm này

Cà phê (cafe, càfê, càfe, caffe) là loại đồ uống giúp mang lại nhiều lợi…

4 hours ago

Tăng tuổi thọ người lớn tuổi nên tránh xa 3 điều này

Những người càng lớn tuổi nếu muốn sống khỏe, tăng tuổi thọ hãy tránh xa…

5 hours ago

Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị viêm túi mật

Viêm túi mật là bệnh đường tiêu hóa thường gặp với các triệu chứng đau…

20 hours ago

Top 8 thực phẩm thanh nhiệt cơ thể, dễ tiêu hóa

Thời tiết nắng nóng mùa hè khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu, để cải…

1 day ago

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt điều trị bệnh viêm đại tràng

Bệnh viêm đại tràng thường gặp ở cả hai giới với những biểu hiện đau…

2 days ago

Mẹo hay điều trị đau cơ bắp sau tập luyện thể thao

Sau tập luyện thể thao cơ thể xuất hiện cảm giác đau cơ gây ảnh…

2 days ago