Tiêu hóa

Vận động quá sức có gây ảnh hưởng đến kết quả test thở hydro?

Vận động quá sức được hiểu như thế nào? gây ảnh hưởng đến kết quả test thở hydro ra sao?

Tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức khoẻ tổng thể. Để đảm bảo kết quả người dân cần chọn loại hình tập phù hợp với giới tính, độ tuổi. Thời gian tập, cường độ tập cần tương ứng với sức khoẻ, tránh quá sức dẫn đến phản tác dụng.

Trong y khoa, một số trường hợp trước khi thăm khám các bác sĩ yêu cầu không vận động quá sức, đặc biệt là xét nghiệm hơi thở hydro tầm soát các bệnh về đường tiêu hóa để đảm bảo kết quả được chính xác nhất. Vậy vận động quá sức được hiểu như thế nào? gây ảnh hưởng đến kết quả test thở hydro ra sao?

Căn cứ vào thể trạng, lứa tuổi, loại hình tập luyện của mỗi người tương ứng vận động, tập quá sức sẽ có sự khác nhau. Đối với người trưởng thành mỗi tuần nên dành 5 giờ tập luyện ở cường độ trung bình và khoảng 2,5 giờ ở cường độ cao. Đối với trẻ em và trẻ đang trong độ tuổi vị thành niên từ 6 – 17 tuổi nên tập luyện ít nhất 3 lần/tuần, mỗi lần từ 30 đến 60 phút. Như vậy, các trường hợp tập nhiều hơn mức trung bình được coi là vận động quá sức.

Các biểu hiện của vận động quá sức

Cảm giác kiệt sức sau khi tập là dấu hiệu rõ nhất. Ngoài ra ngủ không sâu giấc, uể oải, mệt mỏi khi thức dậy chứng tỏ cơ thể có quá nhiều cortisol – một loại hormon căng thẳng được giải phóng khi tập luyện thể dục thể thao quá mức.

Cảm giác chán nản thay vì vui vẻ, sảng khoái sau khi tập do cường độ tập luyện quá cao, không có đủ thời gian để cơ thể phục hồi giữa các bài tập dẫn đến mệt mỏi, chán nản. Dễ bị mắc các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm…đó cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy chế độ luyện tập không hợp lý.

Tăng tốc độ hô hấp

Cảm giác hơi thở gấp gáp sau khi tập luyện do tốc độ hô hấp tăng lên. Trong khi tập thể dục, cơ bắp hoạt động cần thêm oxy từ máu và cần máu lấy đi lượng carbonic mà chúng thải ra. Để đáp ứng điều này, nhịp thở và nhịp tim tăng lên.

Nhịp thở lúc cơ thể nghỉ ngơi là khoảng 15 lần mỗi phút. Khi tập thể dục, tốc độ này có thể tăng lên 40-60 lần mỗi phút. Tất cả những vấn đề trên phần nào gây ảnh hưởng đến kết quả test thở hydro. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến khuyến cáo không tập thể dục quá nặng hoặc gắng sức, vận động nhiều do làm tăng thông khí, giảm nồng độ khí hydro trong hơi thở gây ảnh hưởng đến kết quả chung.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Top 10 loại đồ uống lợi khuẩn siêu tốt cho hệ vi sinh đường ruột

Test thở hydro xác định nguyên nhân gây đầy bụng xì hơi

Nói không với các loại thuốc lá khi xét nghiệm hơi thở hydro

Thuốc nhuận tràng gây ảnh hưởng đến kết quả test thở hydro như thế nào?

Thuốc điều trị tiêu chảy ảnh hưởng đến test thở hydro như thế nào

Yhocvn.net

bien tap

Recent Posts

Tổ hợp các căn bệnh về đường ruột

Bệnh đường ruột có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào gồm nhiều…

11 hours ago

Ảnh hưởng của chế độ ăn uống, tập luyện lên hệ vi sinh đường ruột khi cơ thể bị lão hóa

Hệ vi sinh đường ruột chứa rất nhiều vi khuẩn và các vi sinh vật…

11 hours ago

Tập thể dục giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột như nào

Các nhà nghiên cứu cho biết họ nhận thấy những thay đổi trong hệ vi…

1 day ago

Mối liên hệ giữa vi khuẩn đường ruột và tốc độ lão hóa

Lão hoá là quy luật tự nhiên của con người. Theo thời gian, ai cũng…

2 days ago

Đường ruột khoẻ tinh thần vui vẻ an yên

Khi đường ruột khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp cho tinh…

3 days ago

Các chủng vi khuẩn đường ruột liên quan đến đột quỵ, khả năng chậm phục hồi sau biến chứng

Mối liên hệ giữa một số vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột liên…

3 days ago