Categories: Sức khoẻ

Vì sao không ngồi ăn lẩu quá 2h và ăn không quá 2 lần/tuần?


Vào những ngày trời lạnh, chẳng có gì tuyệt vời hơn khi bạn được ăn
một nồi lẩu nóng. Nhưng không phải ai cũng biết cách khi ăn lẩu để đảm
bảo sức khỏe.

Chỉ nên ngồi ăn lẩu không quá 2h đồng hồ

Khi
ăn lẩu, bạn tuyệt đối không nên ngồi quá lâu để lai rai trò chuyện. Bạn
chỉ nên ngồi không quá tiếng vì ăn quá lâu sẽ khiến hàm lượng
cholesterol trong máu tăng cao.

Khi ấy dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa.

2 tuần nên ăn lẩu 1 lần

Cho
dù mùa đông bạn có thích ăn lẩu như thế nào thì cũng không nên ăn liên
tục. Bởi như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, rối loạn dinh dưỡng…
Các chuyên gia khuyến cáo, bạn chỉ nên ăn lẩu khoảng 2 tuần/lần.

60 phút một lần nên thay nước lẩu

Khi ăn lẩu, bạn nên thay nước lẩu. Cứ khoảng 60 phút nên thay nước. Tuyệt đối đừng bao giờ không thay nước lẩu.

Bởi
khi nước lẩu đun quá lâu sẽ khiến hàm lượng nitric tăng cao, vitamin bị
phân hủy, chất béo khi đó là bão hòa, gây hại cho cơ thể nhất là tim
mạch, huyết áp.

Ăn thêm rau củ và cơm, bún mỳ

Nước
lẩu có chứa rất nhiều gia vị, đặc biệt là những gia vị cay nóng như
tỏi, sa tế, ớt… Do đó, bạn nên ăn nhiều rau củ để giúp cơ thể giải
nhiệt, tránh hại gan và dạ dày.

Ngoài ra, lẩu rất giàu protein và chất béo vì thế bạn nên ăn thêm cơm hoặc bún, mỳ sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng.

Nên nhúng kỹ thực phẩm khi ăn lẩu

Nhiều người thường nghĩ, ăn lẩu nên nhúng các thực phẩm tái vì như vậy khiến chúng ngon và ngọt hơn.

Nhưng
điều này cực kỳ nguy hại vì khiến bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus gây
bệnh như các loại giun sán từ rau, tôm, của, ngao… Từ đó có thể ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe. Bạn chỉ nên ăn đồ nhúng chín để tránh bị nhiễm
bệnh.

Một số người dù thèm ăn lẩu cùng nên kiêng

Nếu như đang bị một số bệnh sau, những người này dù có thèm ăn lẩu cũng phải kiêng ăn chúng.

Cụ thể, người bị dạ dày không nên ăn lẩu chua cay vì chất cay trong lẩu sẽ gây tổn thương đến dạ dày, tuyến tụy.

Người
mắc bệnh đường tiêu hóa yếu không nên ăn các loại lẩu nhiều chất đạm,
hải sản mà nên chọn lẩu nấm hay lẩu thanh đạm sẽ tốt hơn.

Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu nhiều đạm mỡ.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên tránh ăn lẩu bởi chúng có chứa nhiều gia vị, không tốt cho thai nhi.

Theo Người đưa tin

Nguồn: TTOnline

adminyhoc

Recent Posts

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

9 hours ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

1 day ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

2 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh lý của cơ thể

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago