Categories: Ung thư

Ung thư tinh hoàn, căn bệnh ít gặp nên hay bỏ sót

Ung thư tinh hoàn là một trong những bệnh ung thư ít gặp và chỉ có ở nam giới. Ung thư tinh hoàn phát triển từ những tế bào của tinh hoàn, là bệnh lý của nam giới trẻ, ở độ tuổi từ 15 – 30. Những điều kiện thuận lợi để ung thư tinh hoàn phát triển là: gia đình có tiền sử ung thư; tinh hoàn không xuống bìu trong tuổi thiếu niên; tinh hoàn đã bị chấn thương; viêm tinh hoàn do quai bị sau tuổi dậy thì; người mẹ đã được điều trị bằng hormon trước khi sinh.

Ung thư tinh hoàn thường gặp ở:

Những người có tinh hoàn ẩn: đây là tình trạng tinh hoàn không nằm trong bìu mà nằm trong ổ bụng (thông thường ở giai đoạn bào thai hay trong 3 tháng đầu sau khi sinh, tinh hoàn của các bé trai sẽ di chuyển từ ổ bụng xuống bìu).

Những người bị hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể giới tính; bị chấn thương tinh hoàn; viêm tinh hoàn do quai bị sau tuổi dậy thì; những người làm việc trong điều kiện nhiệt độ quá nóng như thợ mỏ, lái xe đường dài,…

Giai đoạn đầu của ung thư tinh hoàn thường không có dấu hiệu gì đặc biệt, chỉ thấy tinh hoàn to và rắn khi sờ nắn bằng mấy đầu ngón tay, cũng có thể không đau hoặc hơi đau. Đôi khi có thêm cảm giác nằng nặng ở bìu, gai sốt và hơi đau ở vú. Nếu được phát hiện sớm thì đối với thể ung thư tinh hoàn thường gặp nhất là ung thư tuyến tinh (Seminoma) thì tỷ lệ chữa khỏi có thể gần 100%. Nếu không được điều trị sớm, các tế bào ung thư có thể lan theo hệ bạch huyết đến các hạch bạch huyết ở bụng, ngực, cổ và cuối cùng là phổi.

Chưa biết rõ vì sao bệnh phát triển và vì không có đường liên lạc trực tiếp về bạch huyết giữa 2 tinh hoàn nên khó có sự di căn ung thư từ tinh hoàn bệnh sang tinh hoàn lành. Vì thế nam giới có thể tự kiểm tra tinh hoàn bằng cách dùng 2 tay nhẹ nhàng đưa đi đưa lại các viên tinh hoàn. Kiểm tra xem có u bướu gì bất thường không. Sờ nắn nhẹ tinh hoàn xem có thấy đau, có u nhỏ, tinh hoàn không nhẵn. Nên theo dõi sự bất thường to  – nhỏ của tinh hoàn vì bình thường tinh hoàn chỉ to bằng ngón tay cái của người đó, không đau, mặt nhẵn. Kiểm tra vùng tinh hoàn ngay sau khi tắm bằng nước ấm, nước ấm làm giãn bìu, da vùng bìu đang mềm giúp dễ phát hiện bất thường ở tinh hoàn. Nếu tinh hoàn bị sưng, có u cục cứng dù nhỏ cũng cần được thầy thuốc chuyên khoa tiết niệu và sinh dục khám.

Nếu chẩn đoán xác định ung thư tinh hoàn, tùy mức độ bệnh các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Cách điều trị thông thường là phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn bị bệnh, hóa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, để lại tinh hoàn lành, do đó vẫn đảm bảo khả năng tình dục và sinh sản.

Theo SKĐS

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

11 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

12 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago