Ngoại khoa

Trường hợp nào phải mổ tạo hình đứt dây chằng chéo trước?

Trường hợp nào phải mổ tạo hình đứt dây chằng chéo trước?

Khớp gối là khớp bản lề, là một khớp yếu nhất của cơ thể. Khớp gối gồm 3 khớp là khớp chày-đùi, khớp chè-đùi và khớp chày-chè. Sự vững khớp gối được bảo đảm bởi các yếu tố cân cơ, dây chằng, bao khớp…

Về mặt dây chằng, khớp gối có 4 dây chằng là: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên ngoài và dây chằng bên trong. Do khớp gối là khớp lỏng lẻo nên rất hay bị chấn thương như: trật khớp, gãy xương, đứt dây chằng, tổn thương sụn… trong đó đứt dây chằng chéo trước là tổn thương hay gặp nhất. Theo thống kê ở Mỹ mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp tổn thương dây chằng chéo trước.

Dây chằng chéo trước bị đứt khiến mâm chày sẽ bị di lệch ra trước so với xương đùi, làm cho khớp gối bị mất vững khiến người bệnh đi lại khó khăn. Tình trạng lỏng khớp kéo dài dẫn đến các tổn thương khác như: teo cơ,rách sụn chêm, thoái hóa khớp…

Về mặt giải phẫu dây chằng chéo trước gồm 2 bó là: bó trước trong và bó sau ngoài. Bó trước trong là bó chính có tác dụng giữ vững gối khi gấp, bó sau ngoài là bó phụ có tác dụng giữ vững gối khi duỗi.

Chỉ định điều trị bảo tồn khi:

– Đứt không hoàn toàn dây chằng chéo trước, khớp gối còn vững

– Đứt dây chằng chéo trước ở bệnh nhân lớn tuổi.

– Đứt dây chằng chéo trước ở trẻ em còn sụn tăng trưởng

Điều trị chủ yếu dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, tập vật lý trị liệu tăng sức mạnh cơ tứ đầu đùi.

Trường hợp nào phải mổ tạo hình đứt dây chằng chéo trước?

Đứt dây chằng chéo trước hoàn toàn:

Có chỉ định mổ tạo hình đứt dây chằng chéo trước nhằm cải thiện chức năng khớp gối và ngăn ngừa các tổn thương thứ phát do đứt đứt dây chằng chéo trước khớp gối gây nên.

Đứt dây chằng chéo trước không hoàn toàn nhưng phần còn lại của đứt dây chằng chéo trước không còn đủ để giữ vững khớp gối ở người bệnh có nhu cầu vận động thể lực cao cũng có chỉ định mổ tạo hình đứt dây chằng chéo trước.

Tuy nhiên một số yếu tố cần cân nhắc đến khi chỉ định mổ tạo hình đứt dây chằng chéo trước bao gồm:

Tuổi của người bệnh:

Thường thì mổ tạo hình đứt dây chằng chéo trước được chỉ định cho người trẻ tuổi (dưới 50 tuổi). Tuy nhiên một số báo cáo y khoa về tạo hình đứt dây chằng chéo trước cho người trên 50 tuổi cũng cho kết quả khả quan.

Nhu cầu vận động thể lực của người bệnh:

Chỉ định mổ tạo hình đứt dây chằng chéo trước được đặt ra với những người có nhu cầu vận động thể lực cường độ cao (ví dụ chơi thể thao).

Biên độ vận động của khớp gối: Chỉ nên tạo hình đứt dây chằng chéo trước khi người bệnh có biên độ khớp gối bình thường hoặc gần như bình thường vì nó ảnh hưởng đến biên độ vận động khớp gối sau mổ.

Sức mạnh của cơ tứ đầu đùi:

Cơ tứ đầu đùi càng yếu thì hiệu quả tạo hình đứt dây chằng chéo trước càng thấp. Vì thế tăng cường sức mạnh cơtứ đầu đùi trước mổ là cần thiết để có được kết quả khả quan.

Tổn thương xương kèm theo:

Nếu có tổn thương xương kèm theo (phù tủy xương) sẽ ảnh hưởng đến khả năng cố định vững chắc mảnh ghép trong đường hầm xương và tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật.

Khớp gối có biểu hiện viêm nhiễm hay không?

Mổ tạo hình đứt dây chằng chéo trước không được đặt ra với những trường hợp có nhiễm trùng khớp gốivà cần cân nhắc với những trường hợp có viêm hoạt dịch khớp gối.

Tổn thương đứt dây chằng chéo trước trên khớp gối/chi thể dị tật: Nếu người bệnh có khớp gối hoặc chi dưới dị tật thì không thể hoạt động thể lực ở mức độ cao, nên việc tạo hình đứt dây chằng chéo trước là không cần thiết.

Thời điểm nào nên mổ tạo hình dây chằng chéo trước

Mổ tạo hình dây chằng chéo trước sớm trong những tuần đầu sau khi chấn thương làm tăng đáng kể tỷ lệ người bệnh bị viêm dính khớp gối sau mổ, dẫn đến hạn chế biên độ vận động khớp gối sau mổ.

Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng, mổ tạo hình dây chằng chéo trước nên thực hiện ở thời điểm ít nhất 3 tuần sau khi chấn thương nhằm hạn chế biến chứng viêm dính khớp gối dẫn đến hạn chế biên độ vận động khớp gối.

Mổ tạo hình dây chằng chéo trước muộn sau chấn thương, khi người bệnh đã bị mất vững khớp gối trong một thời gian dài sẽ làm tăng đáng kể tỷ lệ người bệnh có tổn thương sụn chêm và sụn khớp phối hợp. Hội chấn thương chỉnh hình Hoa Kỳ năm 2014 đã đưa ra khuyến cáo, người bệnh bị đứt dây chằng chéo trước có chỉ định mổ tạo hình dây chằng chéo trước nên mổ trong khoảng thời gian trong vòng 5 tháng sau khi bị chấn thương khớp gối nhằm bảo vệ khớp gối khỏi các tổn thương thứ phát.

Ngoài ra, việc chuẩn bị tâm lý cho người bệnh, lên kế hoạch cho người bệnh trước mổ, các tổn thương kèm theo của khớp gối phối hợp, tình trạng chức năng khớp gối trước mổ (ví dụ không hoặc tràn dịch khớp gối ít, cơ tứ đầu đùi đủ khỏe và không bị teo cơ, biên độ vận động hết tầm…) là những yếu tốquyết định đến thời điểm phẫu thuật.

BS. Đỗ Văn Minh

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Phục hồi chức năng tổn thương dây chằng bên khớp gối theo BYT

+ Phục hồi chức năng sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối theo BYT

+ Đứt dây chằng chéo trước khớp gối: Chẩn đoán và điều trị

+ Các bệnh về dây chằng chéo và phương pháp phòng bệnh

+ Hiểu về cấu tạo, chức năng của gân và dây chằng để bảo vệ chúng

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago