Các nhà khoa học vật liệu có khả năng dung hợp lại với nhau các hạt phân tử nano thành vi mạch siêu nhỏ, nhưng điểm bất lợi là quá trình này phải cần nhiệt độ cao nên nó có thể làm hư hại bề mặt kết dính. Tuy nhiên, việc đó đã là quá khứ bởi vì hiện nay người ta đã ra kỹ thuật mới – sử dụng ít năng lượng hơn – có thể giúp in các bản mạch lên giấy hoặc nhựa.
Một nhóm các kĩ sư từ trường đại học Oregon State đã phát triển cách thức mới, họ gọi là quá trình thiêu kết lượng tử ánh sáng. Quá trình này sẽ dùng ánh sáng để kết nối các phân tử nano đã lắng đọng lại với nhau trên bề mặt phẳng. Nguồn ánh sáng là bóng đèn Xenon với lợi ích kết nối phân tử nhanh gấp đôi và tiết kiệm điện hơn gấp 10 so với quá trình cũ.
Nhà nghiên cứu Rajiv Malhotra trong nhóm chia sẻ: “Nhiệt độ thấp là yếu tố quan trong của quá trình mới này. Để giảm thiểu chi phí, chúng tôi muốn in các vi mạch sử dụng công nghệ nano này lên vật liệu như giấy và nhựa – vốn rất dễ cháy. GIờ đây thì việc đó không còn bất khả thi nữa. Chúng tôi sẽ tạo ra quy trình sản xuất vừa rẻ vừa nhanh nhưng chất lượng không thay đổi.” Họ hy vọng rằng việc nghiên cứu này sẽ khiến quá trình in mạch điện công nghệ nano – vốn rất đắt đỏ – trở nên hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn.
Tham khảo Gizmodo
Nguồn: GenK
Trong cuộc sống, hiện tượng đỏ mặt chỉ xảy ra khi đi nắng, uống rượu…
Trong cuộc sống có những thời điểm không thể tránh khỏi hơi thở có mùi…
Khuôn mặt mỗi người mang những nét đặc trưng riêng phản ánh tính cách và…
Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…
Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…
Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…