Mắt

Triệu chứng, nguyên nhân bệnh viễn thị

Bệnh viễn thị (Hyperopia, Hypermetropia, Farsightedness) là một bệnh về mắt khá phổ biến trong xã hội hiện nay, theo một nghiên cứu, thống kê cho biết có khoảng 4,6% trẻ em và 30,9% người lớn trên toàn cầu bị viễn thị. Bệnh viễn thị là tình trạng mắt có thể nhìn rất rõ những vật ở xa nhưng lại bị mờ khi nhìn những vật ở gần.

Bệnh viễn thị là gì ?

Tật viễn thị là một tình trạng mắt khiến người bị bệnh thông thường có thể dễ dàng nhìn thấy các vật ở xa (ít nhất 6 mét hoặc gần 20 feet) nhưng lại gặp khó khăn, mờ khi nhìn vào những vật ở gần. Một điều đáng quan ngại là viễn thị thường xuất hiện khi sinh ra và có xu hướng di truyền trong gia đình.

Để nhìn rõ, các tia sáng phải đi qua giác mạc và thủy tinh thể. Khi đó, giác mạc và thủy tinh thể phối hợp với nhau để đưa ánh sáng vào võng mạc, rồi võng mạc sẽ gửi những tín hiệu (hình ảnh) nhận được đến não để phân tích những gì nhìn thấy.

Tuy nhiên, với người bị viễn thị, ánh sáng khi vào mắt sẽ chiếu phía sau võng mạc thay vì vào đúng võng mạc. Điều này làm người bị viễn thị có thể nhìn rõ các vật thể ở xa còn ở gần lại mờ. Cũng vì nguyên nhân đó mà các yếu tố như chiều dài của mắt từ trước ra sau (chiều dài trục) và độ cong của giác mạc (cửa sổ “trước” của mắt) có thể giúp xác định mức độ viễn thị của mỗi người.

Nguyên nhân gây ra viễn thị

Giác mạc là lớp ngoài trong suốt, hình vòm của mắt. Giác mạc của hơi cong, độ cong đó giúp giác mạc bẻ cong ánh sáng đi vào mắt theo đúng góc độ để ánh sáng có thể đến được võng mạc.

Khi giác mạc quá phẳng hoặc khoảng cách giữa phía trước và phía sau mắt quá ngắn sẽ khiến ánh sáng khi đi vào mắt nhưng không chạm đến võng mạc, thay vào đó, các tia sáng bị hội tụ lại nằm phía sau võng mạc. Điều này khiến các vật thể ở gần bì nhòe đi.

Những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trên là:

+ Do bẩm sinh có nhãn cầu ngắn hoặc giác mạc không đủ độ cong

+ Do người già thể thủy tinh đã bị lão hóa mất tính đàn hồi không phồng lên được.

+ Do không giữ đúng khoảng cách nhìn khi học tập và làm việc hằng ngày, thường xuyên nhìn xa khiến thể thủy tinh luôn dãn, lâu dần mất tính đàn hồi, mất khả năng phồng lên.

+ Do bệnh võng mạc hoặc khối u mắt (hiếm gặp).

Những triệu chứng khi mắc bệnh viễn thị

Những dấu hiệu thường xuất hiện khi một người mắc bệnh viễn thị:

+ Nhức đầu, đau thái dương.

+ Thường xuyên cảm thấy mỏi mắt, mắt nóng rát và đau nhức ở trong hoặc xung quanh mắt.

+ Nhìn mờ, khó nhìn rõ những vật ở gần trong khi khả năng nhìn xa còn rất tốt.

+ Khó nhìn hơn vào ban đêm.

+ Phải nheo mắt khi đọc hoặc làm việc ở khoảng cách gần.

+ Cảm thấy khó chịu ở mắt nói chung hoặc đau đầu trong hoặc sau khi thực hiện các công việc cần nhìn gần.

+ Xung quanh mắt người viễn thị thường xuất hiện nhiều nếp nhăn do muốn nhìn rõ mắt phải cố gắng điều tiết thường kèm theo sự co kéo các cơ trán, lông mày và mi.

+ Bị lé (lác) mắt.

+ Tăng nhãn áp thường thấy trên những người viễn thị do thể mi to, tiền phòng hẹp.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Phát hiện và điều trị bệnh Nhược thị theo thế giới

Dấu hiệu nào thì nên đi khám mắt?

Lợi hại và những lưu ý khi sử dụng kính áp tròng

Cách bảo vệ mắt cho trẻ trước các căn bệnh về mắt

Trẻ sẽ bị cận thị nếu thiếu ánh sáng mặt trời

Yhocvn.net

bien tap

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa quỳnh điều trị bệnh

Cây hoa quỳnh được sử dụng như một bài thuốc trong đông y có tác…

2 days ago

Các bài thuốc trị bệnh từ cây hoa quỳnh rất tốt

Cây hoa quỳnh không chỉ là loại hoa quý mà còn được dùng làm vị…

2 days ago

Viêm ruột ở phụ nữ sau sinh và giải pháp phòng tránh

Theo số liệu thống kê của các nhà nghiên cứu khoa học trên toàn thế…

5 days ago

Hệ vi sinh đường ruột tác động đến giấc ngủ

Kết quả một số nghiên cứu cho thấy hệ vi sinh đường ruột tác động…

5 days ago

Đường ruột bẩn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và giải pháp

Đường ruột ổn định giúp cơ thể luôn khoẻ mạnh, các cơ quan hoạt động…

5 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và bệnh tự kỷ

Hệ vi sinh đường ruột tạo ra tính ổn định và khả năng đề kháng…

5 days ago