Categories: Tin tức

Triệt sản mà vẫn dính bầu và hệ lụy

Thắt ống dẫn trứng (triệt sản nữ) là một lựa chọn cho những phụ nữ không muốn sinh thêm con nữa.

Thủ thuật này liên quan đến việc thắt hoặc cắt các ống dẫn trứng, có tác dụng ngăn ngừa trứng phóng thích từ buồng trứng không di chuyển đến tử cung – nơi nó có thể được thụ tinh.

Thắt ống dẫn trứng thích hợp cho những phụ nữ trên 30 tuổi, có 2 con sống khỏe mạnh, con nhỏ nhất trên 3 tuổi, vợ chồng không có nhu cầu có thêm con nữa.

Ngoài ra, một số trường hợp được chỉ định triệt sản như phụ nữ có bệnh lý nền nặng, chẳng hạn suy tim nặng, bệnh phổi mạn tính, suy thận, tăng huyết áp, tâm thần. Hoặc những người bị ung thư sinh dục, sa sinh dục, tiền sử mổ lấy thai nhiều lần, mổ bóc nhân xơ tử cung…

Thắt ống dẫn trứng hoàn toàn không ảnh hưởng đến hormon trong cơ thể. Nhờ đó, người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt cũng như chu kỳ buồng trứng bình thường. Tâm lý chị em cũng thoải mái hơn, tận hưởng cuộc sống tình dục mà không quá lo lắng vỡ kế hoạch.

Người đã triệt sản mà muốn có con trở lại sẽ rất khó bởi việc nối lại hay tái thông tai vòi của buồng trứng không hề đơn giản. Với phụ nữ trẻ dưới 30 tuổi thì tỷ lệ thành công có thể đến 80% nhưng sẽ giảm dần và còn khoảng 30% khi phụ nữ tuổi trên 40. Tỷ lệ tái thông thành công còn phụ thuộc vào phương pháp triệt sản trước đó là cắt hay thắt…

Mặc dù thắt ống dẫn trứng hiệu quả để ngăn ngừa thụ thai nhưng vẫn có trường hợp có thai sau khi đã thực hiện phương pháp này. Khi bác sĩ thực hiện phẫu thuật, vòi tử cung sẽ được thắt bằng cách buộc và cắt rời. Có thể thắt bằng cách đốt điện, sử dụng cặp kim loại, kẹp hay thắt bằng vòng. Tuy nhiên, nếu ống dẫn trứng phát triển trở lại và gắn liền với nhau thì phụ nữ vẫn có khả năng thụ thai.

Đó là một số trường hợp tai vòi tự thông dẫn đến ngừa thai thất bại. Khi đó, khả năng mang thai ngoài tử cung rất cao. Do vậy, bác sĩ cảnh báo những người đã triệt sản nếu thấy bị trễ kinh thì nên đến gặp bác sĩ sản khoa ngay.

Các triệu chứng liên quan đến thai ngoài tử cung ban đầu trông giống như một thai kỳ bình thường. Ví dụ, nếu bạn thử thai thì kết quả vẫn là dương tính (2 vạch). Tuy nhiên, nếu trứng đã thụ tinh không bám được vào nơi để phát triển thích hợp thì việc mang thai không thể tiếp tục mà phải phá bỏ. Bên cạnh những triệu chứng điển hình, mang thai ngoài tử cung còn có những dấu hiệu như: đau bụng, ra máu nhẹ ở âm đạo, đau vùng xương chậu, xương chậu có cảm giác bị đè nặng, đặc biệt là khi đang đi đại tiện…

LÊ THỤC ANH

Nguồn: SKDS

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago