Khỏe đẹp

Trị rụng tóc: Hướng dẫn cách lên men gạo và sử dụng tránh tác hại không mong muốn

Trị rụng tóc: Hướng dẫn cách lên men gạo và sử dụng tránh tác hại không mong muốn

Gội đầu bằng nước gạo không phải là một phương pháp mới. Phụ nữ thời xưa đã ưa dùng nước gạo để làm mượt tóc, kích thích tóc mọc dày và dài nhanh hơn. Tuy nhiên, khi cuộc sống trở nên hiện đại. Các hãng mỹ phẩm đã cho ra đời hàng loạt các loại nước gội đầu với mùi thơm và quảng cáo công dụng hấp dẫn đã kiến chị em dần chuyển sang sử dụng các sản phẩm công nghiệp. Chỉ còn lại rất ít người “cổ điển” hoặc đã sử dụng các sản phẩm trên nhưng không phù hợp hoặc mắc các chứng bệnh về tóc buộc phải tìm kiếm, duy trì sử dụng các sản phẩm dân gian.

Dùng nước vo gạo gội đầu là bí quyết làm tóc đen mượt của người Thái, của một số các dân tộc vùng cao khác. Nước gạo còn có tác dụng hút và tẩy sạch vết bẩn. Trong nước gạo có chứa hàm lượng nhóm vitamin B phong phú, giúp các tế bào sắc tố mầu đen trở nên đen hơn. Trong nước gạo chứa nhiều chất dầu và dinh dưỡng. Tuy nhiên để phát huy tác dụng của nước gạo và hạn chế các rủi ro gặp phải chúng ta nên lưu ý một vài điều sau đây:

Tránh bết tóc

Nói đến gội đầu bằng nước vo gạo, nhiều người nghĩ đơn giản cứ dội lên tóc là xong, nhưng thực tế dù đơn giản cũng cần đảm bảo tính khoa học trong việc này. Lấy nước gạo cũng cần phải lọc bỏ bụi bẩn tại nước đầu tiên, nước vo gạo lần thứ 2 cần được để vào một dụng cụ chứa sạch sẽ, có đậy nắp để tránh muỗi mắt làm bẩn. Nước gạo thường không tốt bằng nước gạo đã lên men.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, nguyên Giám đốc Viện nghiên cứu Lúa, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội: ‘Việc gội đầu bằng nước vo gạo đã được áp dụng từ xa xưa. Ngày nay, khoa học hiện đại cũng chứng minh được khả năng làm đẹp tóc của nước vo gạo. Bởi các nghiên cứu đã chỉ ra trong nước gạo có chất dầu, B1 và các vitamin khác giúp tóc trơn, chắc khoẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, chỉ có loại tóc khô xơ, ít dầu mới nên dùng nước vo gạo, tóc nhiều dầu mà áp dụng cách gội này thì không tốt, có thể làm cho tóc trở nên bết hơn”.

Như vậy là không phải ai cũng có thể sử dụng loại nước gạo tuyệt vời này để gội đầu, trị rụng tóc.

Ngoài ra, PGS.TS Nguyễn Văn Hoan cho rằng, nước vo gạo ở đây không phải là nước gạo từ các loại gạo xát mà chúng ta vẫn ăn hằng ngày, bởi gạo xát không còn nhiều chất dinh dưỡng bám trên bề mặt. Nếu muốn dùng nước gạo để gội đầu thì phải là gạo giã cối như ngày xưa, vì trên bề mặt của gạo giã mới còn nhiều thành phần của các chất dinh dưỡng, khi ấy nước vo mới có nhiều “chất”.

Nguy cơ nhiễm nấm ngứa

PGS.TS Nguyễn Văn Hoan cũng khuyến cáo, những người áp dụng gội đầu bằng nước gạo ngoài việc chú ý chất tóc, sử dụng gạo giã còn phải đảm bảo gội khi nước vo gạo đã lên men. Nguyên nhân là khi lên men (có mùi chua) mới tạo ra các axit để làm sạch gầu. Đồng thời, khi lên men các thành phần đạm trong nước gạo mới chuyển hóa thành các axit amin có lợi cho tóc.

Một số cách dùng nước gạo gội đầu sai phương pháp

+ Gội đầu bằng nước gạo lên men sợ chua đầu gội lại bằng dầu gội

+ Gội đầu trong thời gian ngắn, không ủ tóc

+ Tóc dầu cũng sử dụng phương pháp này

+ Sợ nước gạo bị chua nên lấy nước gạo trắng đục ngay khi vo gội đầu như bình thường

Hướng dẫn cách lên men nước gạo và sử dụng

Đầu tiên nước gạo phải được đổ vào dụng cụ sạch (dụng cụ tốt nhất là đồ sành, sứ; tuyệt đối không đổ nước gạo vào các dụng cụ có chất liệu là nhôm, đồng) sau đó đậy nắp lại để chờ lên men, ngày hè có thể để trong 1 ngày, mùa đông có thể để qua 2 – 3 ngày. khi thấy nước gạo trong bình có mùi chua (lúc này nước gạo đã lên men thành chất axit loãng có tác dụng bảo vệ tóc) thì mang ra sử dụng.

Khi gội đầu bằng nước vo gạo đã lên men, người gội nên pha thêm một lượng nước ấm rồi xát nhẹ vào chân tóc, ủ tóc 30 phút và gội lại bằng nước sạch (không gội lại với dầu gội đầu).

Lưu ý:

Nếu đã áp dụng theo phương pháp truyền thống thì phải áp dụng triệt để chứ không nên nửa vời. Ủ tóc bằng nước vo gạo sau đó lại dùng dầu gội, hóa chất trong dầu gội sẽ tiêu diệt các chất có trong nước vo gạo.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Trị rụng tóc: Thần kỳ của nước gạo lên men, không lên men

+ Một số câu hỏi thú vị về tóc bạn nên biết

+ Nguyên nhân rụng tóc và quá trình phục hồi sau Telogen Effluvium là gì?

+ Bạn thuộc kiểu rụng tóc nào: Rụng tóc telogen?

+ Hội chứng rụng tóc anagen ngắn

Bác sĩ

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago