Categories: Vợ chồng

Trị bệnh tiểu đường bằng cách tập yoga

Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc thì yoga cũng là một bài tập giúp điều trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả và được nhiều người lựa chọn. Dưới đây là những bài tập yoga đơn giản để các bạn tham khảo:

 Trị bệnh tiểu đường bằng cách tập yoga

Tư thế Kapalbhati


– Ngồi ở trên tấm thảm, bắt chéo hai chân và thẳng lưng

– Hai tay để thả lỏng trên đầu gối (bàn tay bắt ấn).

– Giữ ổn định cột sống bằng cách duỗi thẳng lưng, cằm song song với mặt sàn, mắt nhắm.

– Sau đó hít vào và giữ trong 5 tiếng đếm.

– Ngay sau khi hít vào một cách thụ động, thở ra một lần nữa một cách mạnh mẽ và tiếp tục lặp lại đều đặn.

Làm 10 lần mỗi lần lặp lại 20-25 nhịp.Tất cả hoạt động hít vào thở ra đều được thực hiện qua mũi.

Bài tập thở mạnh và sự vận động dạ dày trong tư thế Kapalbhati (một kỹ thuật Pranayama) sẽ kích thích tuyến tụy hoạt động tốt.

Tư thế Vajrasana

– Ngồi thẳng, hai chân gập về phía sau sao cho hai gót chân chạm hai hông.

– Đặt hai lòng bàn tay lên hai đầu gối, giữ cột sống và cổ thẳng.

– Hít vào rồi chầm chậm thở ra. Trong lúc thở ra thì ép bụng vào và uốn cong về phía trước.

– Khi hít vào thì kéo cơ thể trở lại vào vị trí thẳng.

– Lặp lại 10-15 lần nếu bạn là một người mới bắt đầu

Tác dụng của tư thế này giúp thúc đẩy hoạt động của dạ dày. Do đó giúp kích thích tuyến tụy hoạt động hiệu quả.

Tư thế Sarvangasana

– Nằm thẳng xuống bàn tay ở hai bên. Thở ra và nâng cao chân một góc 30 độ và sau đó ở 60 độ.

– Hít vào sâu trong khi từ từ nâng chân của bạn.

– Nâng hông và chân của bạn thẳng đứng cho đến ngón chân trỏ đến trần nhà.

– Giữ tư thế này sao cho bạn cảm thấy thoải mái trong khi hít thở chậm và sâu thông qua bụng.

– Để trở lại tư thế ban đầu, uốn cong đầu gối của bạn và đặt lòng bàn tay của bạn trên sàn nhà.

– Dần dần hạ đường cong cột sống, đưa cơ thể xuống thảm.

Tư thế Sarvangasana giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của việc giãn tĩnh mạch ở chân, tăng sức khỏe cho phổi. Đồng thời cũng giúp chuyển hóa đường trong máu thông qua các bài tập đốt cháy calo.

Tư thế cây cầu

– Nằm trên thảm yoga, thở ra và đẩy thân lên sàn với điểm tựa là chân

– Cổ và đầu vẫn giữ nguyên trên thảm và nâng cao cơ thể lên, có thể sử dụng bàn tay để hỗ trợ thêm

Tư thế này giúp thư giãn tâm trí, cải thiện tiêu hóa. Ngoài ra, còn giúp kiểm soát huyết áp.

Tư thế yoga đứa trẻ

– Ngồi trên thảm và dồn toàn bộ trọng lượng lên đầu gối rồi ngồi trên gót chân.

– Gập người về phía trước sao cho bụng đặt trên đùi. Duỗi cánh tay thẳng về phía trước.

– Để trán chạm sàn. Giữ hơi thở với tốc độ bình thường. Giữ tư thế này trong 3 – 5 phút.

Tư thế yoga ngồi kiểu Nhật

– Quỳ trên tấm thảm và đặt mông trên gót chân. Lưu ý, gót chân phải ở ngay hai bên hậu môn.

– Hai lòng bàn tay hướng xuống dưới và đặt trên gối. Nhắm mắt, hít thở thật sâu và đều. 

{credit}
Nguồn: Phunutoday

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

4 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

4 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

5 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

5 days ago