Categories: Sức khoẻ

Trĩ – Bệnh không dễ chia sẻ

"Thập nhân cửu trĩ", mười người thì có đến chín người bị bệnh trĩ. Đặc biệt, ở người cao tuổi búi trĩ rất dễ bị sa xuống, xuất huyết và xơ hóa và gây bệnh. Nhưng vì ngại mà nhiều người dấu bệnh, dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Trĩ – càng e ngại, càng thêm nặng

Chảy máu, sa và ngứa hậu môn là những triệu chứng của trĩ. Bác Vũ Văn Trọng (Lý Thường Kiệt, Tp.Thái Bình) buồn rầu chia sẻ: Bác bị trĩ từ khi nghỉ hưu đã gần chục năm nay, nhưng ngại đi khám bác sĩ vì xấu hổ, lại thấy bệnh này không chết người nên cứ mặc kệ. Tuy vậy, sau 10 năm “sống chung” với trĩ thì sức khỏe giảm sút hẳn. Mỗi lần đi đại tiện, máu từ hậu môn phun ra như cắt tiết gà. Mùa đông còn đỡ, nhưng cứ đến mùa hè thì đến khổ. Bệnh trĩ khiến bác không ăn, không ngủ, không đi lại bình thường được. Thời tiết nóng nực, bác chỉ có thể ngồi một chỗ và ăn cháo với ăn trái cây để giảm số lần đi vệ sinh.

Ảnh minh họa

Bệnh “không dễ nói”

Trĩ thường hay gặp ở những người ít vận động hoặc làm việc nặng bên cạnh đó táo bón, kiết lỵ, viêm đại tràng, hen cũng dễ bị trĩ vì hậu môn bị tổn thương do rặn nhiều. Theo các bác sĩ, trĩ là bệnh ở chỗ kín nên tâm lý bệnh nhân thường e ngại không chịu đi khám bệnh, ngại nói với người khác, thậm chí một số người nhất quyết không để người khác nhìn thấy “chỗ ấy”. Vì thế, mà bệnh cứ nặng dần lên khi không kịp xử lý.

Bác Trọng tâm sự: Đã ở tuổi 60 nên ngoài việc giữ cho bệnh không biến chứng bằng cách duy trì sinh hoạt ăn uống, tập luyện hàng ngày ra thì còn biện pháp duy nhất là phẫu thuật thôi. Việc trị liệu trĩ ở những người tuổi cao như thường khó khăn vì sức đề kháng kém. Rút kinh nghiệm từ bản thân mình, bác khuyên mọi người khi mắc bệnh “khó nói” này nên mạnh dạn đến bệnh viện để được khám và tư vấn sớm nhất không nên để lâu tránh tình trạng bệnh có thể biến chứng gây ung thư.

Một số lời khuyên của bác sĩ mà bác Trọng thường áp dụng

– Khoai lang rửa sạch, thái vụn ninh nhừ cho thêm đường ăn trong ngày.

– Chuối tiêu bóc vỏ hấp cách thủy mỗi ngày ăn 2 quả.

– Củ cải trắng giã nát, vắt lấy nước cốt kèm mật ong, uống khi bụng đói.

– Một thìa nước chanh, một thìa nước ép lá bạc hà và một thìa mật ong uống mỗi ngày ba lần.

– Uống nhiều nước, có chế độ ăn uống cân bằng (nhiều chất xơ), tránh ăn thức ăn cay.

– Không nên mặc quần áo chật, tránh nhấc vật nặng, không ở chỗ nóng quá lâu.

– Bồn cầu ở gia đình nên dùng hố xí bệt và tập thói quen đi đại tiện đúng giờ trong ngày.

– Nay, Bác chế độ tập luyện hợp lý với môn thể thao nhẹ nhàng là đi bộ và tập khí công. Cùng với đó, cứ mỗi tuần ba buổi bác lại đến bể bơi vì đây là môn thể thao hữu ích cho phòng ngừa trĩ.

Thanh Thảo

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago