Categories: Sức khoẻ

Trẻ ho kéo dài: coi chừng do dị ứng

Thời tiết thường xuyên thay đổi, nắng mưa thất thường là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh về đường hô hấp ở trẻ em, đặc biệt là ho do dị ứng thời tiết. Mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, trẻ bị ho do dị ứng hoàn toàn có thể bị bội nhiễm, dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi…

Ho dị ứng được gây ra bởi các chất gây dị ứng, cụ thể như các chất gây ô nhiễm không khí, khói bụi, phấn hoa, lông vật nuôi hay mùi từ một số loại thực phẩm nhất định… Khi các chất này xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan như: mũi, họng, thanh quản, khí quản, phổi…. gây lên cảm giác rất khó chịu.

Khi bị ho dị ứng, trẻ thường ho thành cơn, nhất là trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy, hoặc khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi và ngược lại. Khác với ho do nhiễm trùng, trẻ bị ho dị ứng thường không bị sốt, có nhiều đờm nhưng là đờm trong.

Để điều trị ho do dị ứng, cần cho trẻ uống thuốc dị ứng (loại kháng histamin), thuốc giảm tiết nhày, thuốc giảm mẫn cảm kết hợp siro làm dịu ho. Ngoài ra, vì trẻ thường có nhiều đờm, nên cần cho trẻ uống siro làm long đờm hoặc vỗ rung cho trẻ, để trẻ sổ được đờm.

Để điều trị ho do dị ứng, cần cho trẻ uống thuốc dị ứng (loại kháng histamin), thuốc giảm tiết nhày, thuốc giảm mẫn cảm kết hợp siro làm dịu ho. (Ảnh minh họa)

Cách vỗ rung cho trẻ: Để trẻ nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi chúc xuống, sau đó khum bàn tay lại và vỗ đều vào lưng trẻ, khi vỗ phát ra tiếng “bộp bộp” nhưng không làm đau trẻ, mỗi lần vỗ từ 1-3 phút. Khi được vỗ rung, trẻ có thể ho nhiều hơn, nôn và khạc ra đờm, vì vậy tốt nhất là ba mẹ nên thực hiện động tác này vào lúc sáng sớm sau khi ngủ dậy, khi trẻ chưa ăn gì,

Để phòng bệnh, bố mẹ cần chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, chăm sóc vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên, cho trẻ xúc miệng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý, ăn đủ chất dinh dưỡng. Khi trẻ bị ho mà không kèm các dấu hiệu sốt, mệt mỏi, có thể cho trẻ uống siro ho giúp làm long đờm. Nếu trẻ vẫn còn ho liên tục từ 3 ngày trở lên dù đã có dùng thuốc ho long đờm thì bố mẹ cần cho trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh và cho thuốc phù hợp, không nên tự ý điều trị và thay thuốc.

Các bà mẹ có thể tư vấn thêm các dược sĩ nhà thuốc và bác sĩ nhi để mua loại thuốc ho có các thành phần Dextromethorphan, Chlorpheniramine, Guaifenesin, để điều trị con ho khan, ho có đờm và ho dị ứng cho bé.

adminyhoc

Recent Posts

Đường ruột khoẻ tinh thần vui vẻ an yên

Khi đường ruột khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp cho tinh…

5 hours ago

Các chủng vi khuẩn đường ruột liên quan đến đột quỵ, khả năng chậm phục hồi sau biến chứng

Mối liên hệ giữa một số vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột liên…

7 hours ago

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

3 days ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

3 days ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

3 days ago

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

5 days ago