Giáo sư Solomon Polachek (Đại học Binghamton, New YorK) cho biết: “Các ông bố rất quan trọng trong việc nuôi dạy một đứa trẻ và có vai trò đến cả sức khỏe thể chất của bé từ những năm đầu đời”.
Nghiên cứu khảo sát hơn 700 trẻ là con những cặp bố mẹ không kết hôn, bé sống cùng mẹ, thi thoảng gặp bố. Khi các bé mới sinh, nghiên cứu sẽ hỏi “Bé giống ai?”. Nếu cả bố mẹ đều đồng ý bé có một số điểm giống bố thì sẽ được ghi vào phiếu là “giống bố”.
Những bé nào được coi là giống bố thì sau đó được bố đến thăm nhiều hơn bé ít giống, khoảng 2,5 ngày/tháng. Thêm thời gian được bố đến thăm đồng nghĩa với việc bé được quan tâm nhiều hơn, như thế sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bé.
Ảnh: Livescience.
Thái độ đó của các ông bố có nguồn gốc từ sự tiến hóa. Polachek nói trên Livescience: “Những người cha nhận thấy đứa con có nhiều điểm giống mình thì càng chắc chắn đó là con ruột của mình và cũng hết sức dễ hiểu, họ dành nhiều thời gian cho trẻ hơn”.
Thuyết tiến hóa nhận định cha mẹ sẽ dành nhiều thời gian hơn cho những đứa con có liên hệ huyết thống với mình, như vậy sẽ tăng khả năng là khi những đứa trẻ này lớn lên sẽ sinh ra những thế hệ sau vẫn mang đặc điểm gene của mình. Ngược lại, theo các tiêu chuẩn tiến hóa, “đầu tư vào những đứa trẻ không liên quan bị coi là lãng phí”.
Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ đúng với trẻ là con của các bà mẹ đơn thân, những bé không sống cùng với bố và người bố ít đóng vai trò làm cha. Còn những em bé được sinh ra và lớn lên có cả bố và mẹ ở cùng một nhà thì không chịu ảnh hưởng nghiên cứu, bởi vì các ông bố này đảm bảo tư cách làm cha của mình.
Bảo Nhiên
Nguồn: VnExpress
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…