Vợ chồng

Trắc nghiệm vợ chồng bạn có thể ở với nhau lâu dài được không

Bài trắc nghiệm thú vị dưới đây của chuyên gia tâm lý Andrew G Marshall sẽ giúp bạn có những đánh giá trọn vẹn hơn về mối quan hệ của mình.

1. Bạn đời của bạn có hay bày tỏ sự ngưỡng mộ với bạn không, ví dụ nói lời cảm ơn, nói yêu hoặc khen ngợi bạn?

a. Tôi chắc rằng anh/cô ấy luôn muốn làm vậy. Nhưng trong cuộc sống bận bịu nên đôi lúc họ có thể quên điều đó.

b. Mọi lúc.

c. Chỉ khi anh/cô ấy cố gắng giảng hòa với tôi sau một cuộc cãi cọ.

d. Vào một dịp đặc biệt như khi tôi đang nỗ lực hoàn thành việc gì đó hoặc khi tôi đang cố tình ám chỉ thứ gì đó.

2. Trong bữa tiệc, bạn bị cuốn hút bởi một người lạ mặt nào đó. Cả hai có một khoảng thời gian rất vui vẻ, chia sẻ với nhau một câu chuyện vui và cùng cười đùa. Trên đường về, bạn đời bạn hỏi về những gì đã xảy ra. Bạn sẽ trả lời thế nào?

a. Thú thật rằng: “Thực sự anh/em rất vui. Chẳng có gì nghiêm trọng quá đâu”.

b. Mỉa mai một chút kiểu: “Đã rất lâu rồi anh/em mới lại được quan tâm đến thế nhỉ?”.

c. Phủ nhận mọi thứ: “Điên à! Anh/em toàn tưởng tượng ra thôi”.

d. Gây gổ ngay: “Nó chẳng là gì so với cách mà anh/em đã làm”.

3. Quan niệm tình dục của bạn là cái nào dưới đây?

a. Thích cuộc yêu có phần hoang dã một chút.

b. Muốn có một đối tác bình đẳng trong quan hệ yêu đương.

c. Khao khát gần gũi nhưng đôi khi vẫn cảm thấy căng thẳng vì các mối lo về công việc và gia đình.

d. Đôi khi đồng ý sex như một thói quen cần phải duy trì.

4. Khi hai bạn cãi vã nhau, vấn đề sẽ được giải quyết thế nào?

a. Tôi sẽ nhường nhịn để giữ hòa khí.

b. Bạn đời tôi sẽ tỏ ra rất giận dữ nhưng thường sẽ nhún nhường nếu tôi còn tỏ ra giận dữ hơn.

c. Vấn đề rất khó được dàn xếp. Chúng tôi sẽ tranh cãi về những chủ đề chẳng đi đến đâu, chẳng hề liên quan.

d. Chúng tôi sẽ trao đổi kỹ càng. Dù mất thời gian nhưng chúng tôi sẽ tìm được tiếng nói chung.

5. Khi bạn đời của bạn căng thẳng, anh/cô ấy làm cách nào để vượt qua?

a. Tâm sự với tôi.

b. Giải sầu bằng rượu bia, chạy bộ, chơi điện tử, lục tủ lạnh tìm đồ ăn hoặc giải khuây bằng vài cách khác.

c. Giữ kín trong lòng mọi thứ và suốt ngày cáu giận, căng thẳng.

d. Trút bầu tâm sự với bạn bè hoặc gia đình anh/cô ấy.

6. Khi bạn đời của bạn làm điều gì đó gây khó chịu cho bạn, ví như quên mua thứ gì đó trên đường về nhà, bạn nghĩ gì?

a. “Chúa ơi, làm ơn hãy để tâm hơn đi!”.

b. “Mình không nên tin anh/ cô ấy. Đáng lẽ mình phải tự làm”.

c. “Nếu anh/cô ấy yêu mình thì tại sao mong muốn của mình lại bị xem nhẹ như vậy?”.

d. “Bạn đời tôi thực sự bận bịu và phải để tâm vào nhiều việc khác quan trọng hơn”.

7. Bạn đời của bạn có hay tán tỉnh người khác không?

a. Tôi cảm thấy anh/cô ấy đối xử với một vài người hơn mức bạn bè bình thường. Nhưng sau đó tôi đã dẹp bỏ suy nghĩ ấy hoặc chính bạn đời tôi phủ nhận điều đó.

b. Bạn đời của tôi có “cái tôi” rất lớn. Anh/cô ấy muốn là tâm điểm của mọi sự chú ý.

c. Bạn đời của tôi luôn đối xử với mọi người một cách thoải mái và thân thiện.

d. Bạn đời của tôi có nhiều bạn bè, những người mà họ có thể từng tán tỉnh nhưng luôn giữ thái độ đề phòng khi tôi hỏi cụ thể về mối quan hệ đó.

8. Những câu nào sau đây có thể áp dụng cho mối quan hệ của bạn? Có thể chọn nhiều đáp áp. Nếu không sẵn sàng chọn, hãy chuyển sang câu hỏi tiếp theo

– Chúng tôi yêu nhau từ ngày nhỏ và không có mối quan hệ tình cảm nào đặc biệt khác.

– Bố hay mẹ của một trong hai chúng tôi mới qua đời trong vòng 1 năm trở lại đây.

– Một trong hai chúng tôi vừa mới trải qua một phen khiếp đảm hoặc có một ngày kỷ niệm sinh nhật nhớ đời.

– Một vài người bạn của chúng tôi mới ly hôn.

– Một trong hai chúng tôi phải di chuyển rất xa để đi làm, thậm chí phải ở lại qua đêm bên ngoài.

– Hiện tại, một người trong chúng tôi đang bị stress nặng.

– Chúng tôi vừa chuyển nhà hoặc có ý định chuyển nhà.

– Con út của chúng tôi sắp sửa vào học đại học hoặc sẽ học đại học trong 2 năm tới.

– Chúng tôi có một người họ hàng cao tuổi, neo đơn cần cưu mang.

– Chúng tôi có hai con dưới 5 tuổi.

– Một trong hai chúng tôi từng gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong 6 tháng gần đây.

9. Trong những mô tả dưới đây về sự thấu hiểu giữa hai người, điều nào là đúng

– Tôi có thể kể ra ít nhất 6 người bạn hoặc đồng nghiệp tại cơ quan của bạn đời mình.

– Tôi hiểu triết lý sống của bạn đời mình.

– Chúng tôi từng bàn tính chuyện tương lai trong suốt 1 năm qua.

– Khi rảnh rỗi, chúng tôi thường chia sẻ với nhau những sở thích chung ngoại trừ việc nhà và việc chăm sóc con cái.

– Tôi có thể kể tên kẻ đã khiến bạn đời của tôi khó chịu (ngoại trừ tôi) trong khoảng 3 tháng gần đây.

– Bạn đời của tôi biết điều gì gần đây khiến tôi lo lắng.

Sau đây là thang điểm

1. a = 2, b = 1, c = 4, d = 3

2. a = 1, b = 2, c = 3, d = 4

3. a = 3, b = 1, c = 2, d = 4

4. a = 2, b = 3, c = 4, d = 1

5. a = 1, b = 4, c = 3, d = 2

6. a = 3, b = 2, c = 4, d = 1

7. a = 4, b = 2, c = 1, d = 3

8. Những căng thẳng trong cuộc sống dễ khiến mối quan hệ của bạn đi xuống. Cộng thêm 2 điểm cho mỗi câu miêu tả chính xác trạng thái của bạn.

9. Đây là những câu trắc nghiệm về khả năng liên kết và thấu hiểu giữa hai người. Mỗi câu bạn đồng ý, hãy trừ đi 1 điểm. Nếu không đồng ý với bất kỳ câu nào hãy cộng thêm 2 điểm.

Kết quả:

Trên 12 điểm

13 – 24 điểm

25 – 34 điểm

Trên 35 điểm

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

24 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago