Huyết học

Tổng quan các bệnh về máu

Máu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống. Việc rối loạn về các tế bào máu có thể dẫn tới nhiều bệnh lý cả lành tính lẫn ác tính, các bệnh về máu cho dù lành tính hay ác tính đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tổng quan về máu

Máu là mô sống được tạo thành từ chất lỏng và chất rắn. Phần chất lỏng, được gọi là huyết tương, được tạo thành từ nước, muối và protein. Hơn một nửa máu là huyết tương. Phần rắn của máu chứa các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong đó:

+ Các tế bào bạch cầu giúp chống nhiễm trùng

+ Các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy tới các mô trong cơ thể,

+ Các tế bào tiểu cầu giúp cho quá trình đông máu, ngăn chặn tình trạng xuất huyết.

Khi một trong những thành phần này bị rối loạn hoạt động, tình trạng mất cân bằng thể chất nghiêm trọng có thể xảy ra.

Những dấu hiệu khi bị mắc bệnh về màu

Máu trong phân hoặc nước tiểu

Thiếu máu do rối loạn trong việc sản sinh máu

Thở nhanh hoặc thở ngắn khi vận động, hoa mắt, mệt mỏi hoặc nhợt nhạt do giảm số lượng hồng cầu.

Sờ thấy hạch to, không đau thường gặp tại vùng cổ, nách, bẹn…

Nhiễm trùng một số bệnh về máu làm giảm số lượng bạch cầu ở máu, việc số lượng bạch cầu bị giảm sút dẫn đến không đủ khả năng chống đỡ, hậu quả là dễ bị nhiễm khuẩn.

Máu khó đông một số bệnh về máu làm giảm số lượng tiểu cầu.

Xuất iện các vết bầm tím bất thường

Mệt mỏi, gầy sút, suy sụp nhanh, sốt kéo dài, ra mồ hôi đêm, sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng không giải thích được nguyên nhân.

Các triệu chứng của hiện tượng tăng sinh của tế bào ung thư máu như:

+ Phì đại cơ quan nội tạng và các cơ quan khác do xâm lấn tế bào ung thư vào các cơ quan như gan, lách, hạch.

+ Đau đầu, nôn do những tế bào ung có thể xâm lấn hệ thần kinh trung ương gây kích thích màng não.

Các bệnh về máu

1/ Các bệnh về máu liên quan tới hồng cầu

1.1/ Thiếu máu

Thiếu máu là bệnh về máu liên quan tới hồng cầu phổ biến nhất. Thiếu máu hay gặp và do nhiều nguyên nhân gây nên, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ làm cho cơ thể người bệnh bị suy nhược một cách trầm trọng. Thiếu màu còn có thể làm tăng nguy cơ thai phụ sinh non.

1.2/  Bệnh đa hồng cầu nguyên phát

Bệnh đa hồng cầu nguyên phát  là một loại bệnh ung thư máu hiếm gặp, cơ thể sản xuất quá nhiều tế bào máu, do nguyên nhân chưa rõ. Lượng hồng cầu dư thừa có thể gây ra cục máu đông ở một số người.

1.3/ Sốt rét

Muỗi đốt rồi truyền ký sinh trùng vào máu người, chúng lây nhiễm vào các tế bào hồng cầu. Theo định kỳ, các tế bào hồng cầu vỡ ra, gây sốt, ớn lạnh và tổn thương các cơ quan.

2/ Các bệnh về máu liên quan tới bạch cầu

2.1/ U lympho

U lympho là một dạng bệnh lý ung thư máu khi tế bào hạch bạch huyết phát triển quá mức kiểm soát. Hạch bạch huyết là một phần thuộc hệ thống miễn dịch. Chúng di chuyển khắp cơ thể ở hệ bạch huyết giúp chống lại sự nhiễm khuẩn. Các tế bào lympho bất thường tích tụ, thường ở hạch nách, cổ hoặc hang.

2.2/ U đa tủy

Một loại ung thư máu trong đó một tế bào bạch cầu gọi là tế bào plasma trở nên ác tính. Các tế bào plasma nhân lên và giải phóng các chất gây hại cuối cùng gây tổn thương cơ quan. U tủy đa không có cách chữa khỏi, nhưng có thể ghép tế bào gốc hoặc hóa trị để tạm thời hoãn lại tiết triển của bệnh.

2.3/ Bệnh bạch cầu (leukemia)

Bệnh bạch cầu (leukemia) là một bệnh ác tính do sự tăng rất cao số lượng bạch cầu bất thường trong máu. Có hai loại bệnh bạch cầu là bệnh bạch cầu thể lympho và bệnh bạch cầu thể tuỷ.

Bệnh bạch cầu thể lympho là sự quá sản của bạch cầu lympho, thường bắt đầu trong các hạch bạch huyết hoặc các mô bạch huyết khác rồi lan khắp cơ thể. Bệnh bạch cầu thể tuỷ là sự quá sản của các tuỷ bào non trong tuỷ xương rồi lan khắp cơ thể đến mức bạch cầu có thể được sinh ra ở các cơ quan ngoài tuỷ.

2.4/ Hội chứng loạn sinh tủy

Bên cạnh bệnh bạch cầu ra, thì loạn sinhn tủy cũng là một căn bệnh về máu nguy hiểm. Bệnh lý này xuất hiện khi xảy ra tình trạng rối loạn máu làm giảm các tế bào máu ngoại vi điển hình là bạch cầu, rối loạn sinh các tiền thân tạo máu, tăng hoặc giảm tế bào tủy xương, có nguy cơ cao chuyển dạng thành Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy. Đối tượng mắc phải rối loạn sinh tủy thường là những người trên 60 tuổi.

3/ Các bệnh về máu liên quan tới tiểu cầu

3.1/ Giảm tiểu cầu

Giảm tiểu cầu là tình trạng bệnh nhân có số lượng tiểu cầu trong máu thấp (dưới 150.000 tiểu cầu/mm3 máu) dẫn đến giảm hiệu quả đông máu, đồng thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới thần kinh, gây suy thận. Đối với các trường hợp giảm tiểu cầu nhẹ, chức năng đông máu và cầm máu có thể vẫn bình thường.

3.2/ Tăng tiểu cầu

Bệnh được phân thành 2 dạng đó là tăng tiểu cầu nguyên phát và tăng tiểu cầu thứ phát.

Tăng tiểu cầu nguyên phát là hiện tượng rối loạn máu do các vấn đề bệnh lý xảy ra tại tủy xương. Dạng này khá hiếm gặp và vẫn chưa thể xác định được rõ ràng nguyên nhân khiến tủy xương sản xuất dư thừa tiểu cầu.

Tăng tiểu cầu thứ phát: xảy ra khi tình trạng này chính là hệ quả của một bệnh lý hay tác nhân nào đó như thiếu máu do thiếu sắt, thiếu vitamin, sau phẫu thuật, ung thư, bị viêm hoặc bị các bệnh truyền nhiễm, bị loãng xương, chấn thương, tác dụng phụ của thuốc,…

3.3/  Rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu là tình trạng cơ thể mất kiểm soát việc hình thành cục máu đông. Người bị rối loạn đông máu có thể gặp tình trạng máu chảy không đông hoặc máu đông quá mức làm gia tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.

4/ Các bệnh về máu liên quan tới huyết tương

4.1/ Thiếu hụt một số loại protein chống đông máu

Các protein tự nhiên ngăn ngừa đông máu chẳng hạn như Antithrombin III, protein C và protein S khi thiếu hụt những protein này, quá trình đông máu có thể tiếp tục mà không có bị ngăn chặn dẫn tới dễ hình thành những cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu.

4.2/ Bệnh máu khó đông

Một số bệnh di truyền dẫn tới việc thiếu một số protein giúp đông máu trong huyết tương ví dụ như thiếu hụt fibrinogen dẫn tới nhiều dạng bệnh máu khó đông. Mức độ nghiêm trọng khác nhau từ nhẹ đến nguy hiểm tới tính mạng.

4.3/ Huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu à tình trạng máu đông ở tĩnh mạch sâu (thường là bắp chân hoặc đùi) hoặc vùng chậu. Những cục huyết khối này có thể theo mạch máu tới phổi gây thuyên tắc mạch phổi.

 4.4/ Bệnh von Willebrand

Yếu tố von Willebrand là một loại protein trong máu giúp máu đông lại. Trong bệnh von Willebrand, cơ thể sản xuất quá ít protein hoặc sản xuất protein không hoạt động tốt. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do di truyền, nhưng hầu hết những người mắc bệnh không có triệu chứng và không biết mình mắc bệnh Một số người xuất hiện bệnh này như biến chứng của một số bệnh ung thư, rối loạn tự miễn dịch, bệnh tim và mạch máu.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Những điều ít ai biết về bạch cầu

Thiếu máu thiếu sắt, làm thế nào có thể bổ xung sắt nhanh chóng

Sốc nhiễm khuẩn: Tác động của sốc nhiễm khuẩn lên các cơ quan

Bệnh Hemophilia – bệnh máu khó đông

Bổ sung ngay 8 loại rau củ giàu sắt bậc nhất ngừa thiếu máu, mệt mỏi

Yhocvn.net

bien tap

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago