Phần trên của thân người bao gồm hai thành phẩn: đẩu và cổ (cervix), giới hạn phân cách giữa hai phận này là một đường vòng, bắt đầu từ ụ chấm ngoài, đường này kéo dài sang hai bên dọc theo đường chẩm trên, tới mỏm chũm, chạy vòng qua mỏm này tới phía dưới ống tai ngoài, rồi tới bờ sau của ngành lên xương hàm dười thì đổi hướng đì tiếp xuống dưới dọc bờ này để tới góc xương hàm dưới, rồi tiến ra phía trước dọc theo bờ dưới cùa xương này tới ụ cằm. Ở đây dường gìởi hạn ở hai bên gặp nhau khép kín vòng giới hạn giữa đầu và cố.
Đường giới hạn dưới của vùng cổ, phân cách cổ và ngực, là một đường bắt đầu từ đỉnh mỏm gai của đốt sống cổ thứ 7, kéo dài sang hai bên, tới mỏm cùng các xương vai, rồi đổi hưóng đi ra trước và vào trong, dọc theo bở trưóc của hai xương đòn, tới bờ trên của cán xương ức, ở đây đưòng này trùng với giới hạn dưới của hố tĩnh mạch cảnh.
Những cơ quan tạo nên phần đầu của bộ máy thu nhận các chất (Rainer) tức là phần trên cùng của hệ tiêu hoá và hô hấp, được gọi tên không thật chính xác là các ‘”tạng” (hoặc “cơ quan”). Những nhà giải phẫu cố gọi các thành phần cùa hệ thống tiêu hoá và hô hấp nằm ở trong lỗng ngực và ổ bụng là “tạng”, vì nhìn thấy chúng cá vẻ bóng mượt (nhày nhớt), ẩm ướt, và nằm trong một ổ thanh mạc (ổ màng phổi hoặc phế mạc, ổ màng ngoài tim hoặc ngoại tâm mạc. ổ màng bụng hoặc phúc mạc), mà từ đó chúng có thể dễ dàng đưa ra ngoài được (gọi là đưa phủ tạng ra ngoài) chỉ qua một đường rạch đơn giản, đủ sâu để làm thủng toàn bộ chiều dày của các thành giới hạn các ổ nói trên. Thuật ngữ “tạng” được dùng để chỉ các bộ phận của hệ thông tiêu hoá và hô hấp ở phần trên của thân thể (đầu và cổ) là không chính xác, vì chúng không nằm ở trong một ổ thanh mạc, do đó chúng không đươcj bao bọc bởi một màng thanh mạc bóng mượt và ẩm, tuy nhiên các “tạng” này nằm ở nhũng vị trí, mà để tới được chúng thì phải phẫu tích, cắt chúng ra khỏi vùng cơ thể chứa chúng.
Thiết đồ đứng dọc giữa đầu và cổ
Các “tạng” ở phần trên của thân người này đều nằm ở phần giũa (vùng trục đứng dọc giữa của thân người), cả trong hai phần của phần trên thân người, tức là ở đầu và ở vùng trước của cổ, những vùng này sẽ mang tên của phần tương ứng.
Như thế, ở đầu, ngay giũa mặt, có vùng mũi, tạo nên bởi một xương bên ngoài và hai hốc mũi ở trong sâu, phía dưới vùng hốc mũi là vùng miệng với các môi trên và dưới, và vùng cằm.
Ở vùng trước của cổ liên tiếp có các vùng dưới cằm, vùng xương móng, vùng tuyến giáp và vùng sụn nhẫn (toàn bộ các vùng này họp thành vùng thanh quản), rồi tới vùng khí quản, nằm trong bề sâu của hố tĩnh mạch cảnh, kéo đài tới tận khuyết tĩnh mạch cảnh (incisura jugularis).
Giới hạn hai bên của các tạng (cơ quan) thuộc đường tiêu hoá-hô hấp, ở trong vùng cổ trước là hai đường thẳng đứng, theo quy ước, vạch từ các khớp ức-đòn tới bờ dưới của xương hàm dưới.
Tuy nhiên, đoạn đầu của hệ thống tiêu hoá còn có các cơ quan đôi (có hai cơ quan đối xứng), do đó chúng phải nằm ở hai bên của đường giữa. Đó là những đôi tuyến nước bọt lớn: đôi tuyến dưới hàm và đôi tuvến mang tai, những tuyến này mang tên của các vùng tương ứng. Các tuyến dưới hàm nam ở phía dưới xương hàm dưới, ở hai bên của vùng dưới cằm, còn các tuyến mang tai thì nằm ở phía dưới ông tai ngoài, giữa cơ ức-đòn-chũm và bờ sau của ngành lên xương hàm dưới. Giữa vùng mang tai và vùng miệng là vùng cơ cắn, ở lớp nông của vùng này có mẩu nhô ra trước (mẩu trước) của tuyến nước bọt mang tai cùng với ống bài xuất của tuyến gọi là ổng Stenon.
Trong cuộc sống, hiện tượng đỏ mặt chỉ xảy ra khi đi nắng, uống rượu…
Trong cuộc sống có những thời điểm không thể tránh khỏi hơi thở có mùi…
Khuôn mặt mỗi người mang những nét đặc trưng riêng phản ánh tính cách và…
Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…
Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…
Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…