Hô hấp

Tổn thương phổi do Covid-19

Sau khi mắc Covid-19, phổi bị tổn thương và ảnh hưởng kéo dài và làm cho bệnh nhân yếu, sức khỏe giảm sút.

BS. Panagis Galiatsatos, bác sỹ y khoa, chuyên gia về bệnh phổi tại Trung tâm Y tế Johns Hopkins Bayview và có kinh nghiệm khám chữa cho các bệnh nhân mắc COVID-19. Ông giải thích một số vấn đề về phổi ngắn hạn và dài hạn do loại virus Corona (Covid-19) gây ra.

“Khi chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về COVID-19, chúng tôi sẽ hiểu nhiều hơn về cách nó ảnh hưởng đến phổi trong thời gian mắc bệnh cấp tính và thời gian sau đó. Và điều này cũng đặc biệt đúng với các biến thể đang diễn ra của virus”, Galiatsatos nói.

Covid làm gì với phổi?

Covid-19 có thể gây ra các biến chứng ở phổi như viêm phổi và trong những trường hợp nghiêm trọng nhất là hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển ARDS. Nhiễm trùng huyết, một biến chứng khác có thể xảy ra của COVID-19, cũng gây tổn hại lâu dài cho phổi và các cơ quan khác. Các biến thể virus Corona sau này cũng có thể gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp hơn, chẳng hạn như viêm phế quản, thậm chí nghiêm trọng đến mức phải nhập viện.

BS. Galiatsatos cho biết: “Khi tìm hiểu thêm về Sars-Cov-2 và kết quả là Covid-19, chúng tôi đã phát hiện ra rằng trong trường hợp mắc bệnh Covid-19 nghiêm trọng, tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng có thể dẫn đến một số bệnh nặng hoặc biến chứng và hội chứng”.

Viêm phổi do Covid-19

Khi bị viêm phổi, phổi chứa đầy dịch nhầy và bị viêm dẫn đến khó thở. Đối với một số người, vấn đề về hô hấp có thể trở nên nghiêm trọng đến mức cần phải điều trị tại bệnh viện bằng oxy hoặc thậm chí là máy thở.

Bệnh viêm phổi do Covid-19 gây ra có xu hướng ảnh hưởng đến cả hai phổi. Các túi khí trong phổi chứa đầy chất lỏng, hạn chế khả năng lấy oxy và gây khó thở, ho và các triệu chứng khác.

Trong khi hầu hết mọi người khỏi bệnh viêm phổi mà không bị tổn thương phổi lâu dài thì bệnh viêm phổi liên quan đến COVID-19 là tình trạng nghiêm trọng. Ngay cả sau khi bệnh đã qua, tổn thương phổi có thể dẫn đến khó thở và phải mất nhiều tháng mới cải thiện.

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS)

Nếu bệnh viêm phổi do Covid-19 tiến triển, nhiều túi khí có thể chứa đầy dịch nhầy rò rỉ từ các mạch máu nhỏ trong phổi. Cuối cùng, tình trạng khó thở xuất hiện và có thể dẫn đến hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS)- một dạng suy phổi. Bệnh nhân mắc ARDS thường không thể tự thở và có thể cần hỗ trợ máy thở để giúp lưu thông oxy trong cơ thể.

Viêm phế quản do Covid

BS. Galiatsatos giải thích: “bệnh viêm phế quản liên quan đến Covid-19 là hiện tượng đờm tiết ra quá nhiều trong đường thở dẫn đến ho và tức ngực. Đờm cũng làm thu hẹp đường thở, khiến việc thở trở nên khó khăn hơn”

Ông lưu ý: “Đối với bệnh viêm phế quản, bệnh nhân có thể bị ho kéo dài hàng tháng sau lần nhiễm trùng đầu tiên”. “Việc ho thường xuyên và tức ngực liên tục này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của một người.”

Bội nhiễm

BS. Galiatsatos lưu ý rằng khi một người mắc COVID-19, hệ thống miễn dịch đang làm việc chăm chỉ để chống lại tác nhân gây bệnh. Điều này có thể khiến cơ thể dễ bị nhiễm một loại vi khuẩn hoặc virus khác ngoài Covid-19 và trở thành bội nhiễm. Nhiễm trùng nhiều có thể dẫn đến thêm tổn thương phổi.

Và BS. Galiatsatos lưu ý thêm: khoảng 1/4 bệnh nhân mắc Covid-19 nặng cũng bị bội nhiễm, điều đó có nghĩa là những bệnh nhân này sẽ mất nhiều thời gian hơn để chữa lành.

Nhiễm trùng huyết

Một biến chứng khác có thể xảy ra của trường hợp nặng mắc bệnh COVID-19 là nhiễm trùng huyết. Nhiễm trùng huyết xảy ra khi nhiễm trùng xâm nhập và lây lan qua dòng máu, gây tổn thương mô ở mọi nơi nó đi qua.

BS. Galiatsatos nói: “Phổi, tim và các hệ thống cơ thể khác hoạt động cùng nhau như những nhạc cụ trong một dàn nhạc”. “Trong nhiễm trùng huyết, sự kết hợp giữa các cơ quan bị phá vỡ. Toàn bộ hệ thống có thể bắt đầu ngừng hoạt động lần lượt, bao gồm cả phổi và tim.”

Nhiễm trùng huyết, ngay cả khi sống sót, có thể khiến bệnh nhân bị tổn thương lâu dài ở phổi và các cơ quan khác.

Ba yếu tố gây tổn thương phổi do virus Corona

BS. Galiatsatos lưu ý ba yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ tổn thương phổi khi nhiễm trùng Covid-19 và khả năng một người phục hồi và hồi phục lại chức năng phổi:

+ Mức độ nghiêm trọng của bệnh

BS. Galiatsatos nói: “Đầu tiên là mức độ nghiêm trọng của việc nhiễm virus corona – cho dù người đó mắc bệnh nặng hay nhẹ”.

Những trường hợp nhẹ hơn ít có khả năng để lại sẹo lâu dài ở mô phổi.

+ Tình trạng sức khỏe

BS. Galiatsatos nói: “Thứ hai là liệu có vấn đề sức khỏe hiện tại hay không? Cụ thể như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc bệnh tim có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng hay không”. Người lớn tuổi cũng dễ bị tổn thương hơn khi mắc bệnh Covid-19 nặng. Các mô phổi của họ có thể kém đàn hồi hơn và khả năng miễn dịch có thể bị suy yếu do tuổi cao.

+ Điều trị

Ông nói: “Điều trị là yếu tố thứ ba. Sự hồi phục phổi lâu dài của bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào cách chăm sóc mà bệnh nhân nhận được và tốc độ nhanh như thế nào.” Hỗ trợ kịp thời tại bệnh viện cho những bệnh nhân nặng có thể giảm thiểu tổn thương phổi.

Bệnh nhân nhiễm virus corona có thể giảm nguy cơ tổn thương phổi không?

“Có những điều bệnh nhân có thể làm để giảm khả năng bị tổn thương phổi.” Galiatsatos nói.

“Nếu bạn gặp vấn đề sức khỏe khiến bạn có nguy cơ cao hơn, hãy đảm bảo rằng bạn đang làm mọi thứ có thể để giảm thiểu nguy cơ nhiễm virus. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bệnh mãn tính của bạn được kiểm soát tốt nhất có thể. Ví dụ: những người mắc bệnh tiểu đường, COPD hoặc bệnh tim nên đặc biệt cẩn thận để kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách theo dõi và dùng thuốc theo chỉ dẫn.

BS. Galiatsatos cho biết thêm rằng dinh dưỡng và bù nước hợp lý cũng có thể giúp bệnh nhân tránh được các biến chứng của COVID-19. “Ăn uống đầy đủ là điều quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Hydrat hóa thích hợp sẽ duy trì lượng máu thích hợp và ổn định màng nhầy trong hệ hô hấp giúp chống lại nhiễm trùng và tổn thương mô tốt hơn.”

Cuối cùng, ông nhấn mạnh rằng việc tiêm chủng và tăng cường các biện pháp thích hợp vào thời điểm nhiễm trùng sẽ giúp đảm bảo kết quả tốt nhất có thể.

Tổn thương phổi do COVID-19 có thể phục hồi được không?

Sau một trường hợp nhiễm Covid-19 nghiêm trọng, phổi của bệnh nhân có thể hồi phục nhưng không phải chỉ sau một đêm. BS. Galiatsatos nói: “Việc phục hồi sau tổn thương phổi cần có thời gian. Ban đầu có vết thương ở phổi, sau đó là sẹo. Theo thời gian, mô sẽ lành lại, nhưng có thể mất từ ba tháng đến một năm hoặc hơn để chức năng phổi của một người trở lại được như trước COVID-19.”

BS. Galiatsatos nói: “Bản thân việc chữa trị phổi có thể tạo ra các triệu chứng. Nó tương tự như việc gãy xương chân, phải bó bột trong nhiều tháng và phải tháo bột ra. Không ai nghĩ rằng mình sẽ bắt đầu chạy ngay với chiếc xương chân mới lành. Khi chân khỏe hơn và cơ phát triển trở lại, bệnh nhân sẽ cảm thấy không dễ chịu sau quá trình lành vết thương. Đây cũng là điều mà phổi của chúng ta phải trải qua!”

Ông lưu ý rằng các bác sĩ cũng như bệnh nhân nên chuẩn bị sẵn sàng để tiếp tục điều trị và trị liệu.

“Một lần nữa, việc tiêm mũi nhắc lại Covid-19, bao gồm cả vắc xin tăng cường, là chìa khóa để đảm bảo các vết sẹo trên phổi lành dần. Trong khi phổi đang lành lại, bệnh nhân phải liên hệ với các bác sĩ để giúp họ phục hồi hiệu quả.”

“Một khi đại dịch kết thúc, sẽ có một nhóm bệnh nhân có nhu cầu sức khỏe mới: những người khỏi bệnh Covid-19. Các bác sĩ, nhà trị liệu hô hấp và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác sẽ cần giúp những bệnh nhân này phục hồi chức năng phổi càng nhiều càng tốt.”

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Dinh dưỡng phục hồi bệnh nhân Covid-19 sau điều trị

Hướng dẫn phân loại, cách ly người nhiễm covid-19, người nghi nhiễm và tiếp xúc

Những việc cần làm phòng dịch bệnh covid-19 khi đi máy bay

Yhocvn.net (Lược dịch Hopkinsmedicine)

bien tap

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

1 day ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago