Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần/ngày hoặc nhiều hơn do nhiễm khuẩn đường ruột, ngộ độc thực phẩm…Ngoài những nguyên nhân trên, tiêu chảy cũng là triệu chứng thường gặp của bệnh nhân mắc hội chứng sự phát triển vi khuẩn quá mức ở ruột non (SIBO).
SIBO là hội chứng sự phát triển vi khuẩn quá mức ở ruột non (tiếng Anh là Small Intestinal Bacterial Overgrowth). Hội chứng này xảy ra do tình trạng phát triển quá mức lượng vi khuẩn nói chung ở trong ruột non, bao gồm cả một số loại vi khuẩn không thường gặp ở những phần khác trong đường tiêu hóa. Loạn khuẩn ở ruột non mặc dù không phải là căn bệnh quá nguy hiểm tuy nhiên gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ăn uống không ngon…
Ruột non dài khoảng 5-9m, đường kích từ 1.5-3cm là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa, đi từ môn vị của dạ dày đến góc tá – hỗng tràng. Ruột non gồm ba phần là tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Nhờ diện tích hấp thu lớn cùng với cấu trúc đặc biệt của niêm mạc ruột mà ruột non là nơi diễn ra quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn chính của cơ thể. Lượng dịch được hấp thu hàng ngày khoảng 8-9 lít bao gồm dịch tiêu hóa và dịch của thức ăn, khoảng 77.5 lít được hấp thu ở ruột non, còn lại xuống ruột già.
Thức ăn từ dạ dày sẽ được đẩy xuống ruột non và được tiêu hoá bởi dịch tụy, dịch mật và dịch ruột. Các chất dinh dưỡng, điện giải và nước có trong thức ăn sẽ được hấp thụ qua thành ruột. Những chất này sẽ được vận chuyển qua đường tĩnh mạch vào gan để lọc lại sau đó tiếp tục được vận chuyển về tim qua đường tĩnh mạch chủ. Lúc này tim sẽ co bóp chuyển máu có chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
Sự phát triển quá mức vi khuẩn ở ruột non (SIBO) có thể làm thay đổi về giải phẫu của đường tiêu hóa hoặc nhu động của ruột non, hoặc do thiếu bài tiết axit dạ dày có thể dẫn đến thiếu vitamin, kém hấp thu chất béo và suy dinh dưỡng. Cách duy nhất hiện nay để chẩn đoán sự phát triển quá mức ở ruột non là thực hiện xét nghiệm hơi thở bằng hydro sau khi uống glucose.
Các dấu hiệu và triệu chứng của SIBO
Đau bụng, đau dạ dày
Đầy hơi
Khó tiêu
Tiêu chảy
Táo bón
Chướng bụng
Cảm thấy khó chịu hoặc đầy bụng sau khi ăn…
Bệnh nhân khi mắc SIBO sẽ gặp phải một trong số những yếu tố nêu trên. Một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị tiêu chảy mạn tính dẫn đến sụt cân và giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn. Vi khuẩn ở ruột non phát triển quá mức có thể do vi khuẩn từ các phần khác của đường tiêu hóa di chuyển đến đây hoặc vi khuẩn tự nhiên tại ruột non nhân lên nhanh chóng. Hai cơ chế thường gặp nhất dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn này là giảm tiết axit dạ dày và rối loạn chức năng ruột non.
Ngoài ra, rối loạn chức năng miễn dịch đường ruột và bất thường trong cấu tạo giải phẫu đường tiêu hóa cũng làm tăng nguy cơ bị SIBO. Khi thức ăn bị ứ đọng trong ruột non sẽ trở thành môi trường sinh sản lý tưởng cho các loại vi khuẩn tạo ra độc tố, cản trở quá trình hấp thu và các sản phẩm phân hủy của thức ăn có thể gây ra triệu chứng.
Các kỹ thuật chẩn đoán hội chứng SIBO
Xét nghiệm test hơi thở hydro thông qua máy đo lượng khí hydro hoặc metan trong hơi thở sau khi uống hỗn hợp nước với đường glucose là một phương pháp khoa học, nhanh chóng, hiệu quả gia tăng các lượng khí trên để xác định có sự phát triển quá mức vi khuẩn trong ruột non hay không. Test hơi thở hydro là phương pháp xét nghiệm không xâm lấn, không can thiệp, không tác dụng phụ giúp chẩn đoán các rối loạn tiêu hóa do nguyên nhân vi khuẩn phát triển quá mức ở ruột non (SIBO).
Ngoài ra có thể dùng phương pháp trọc hút dịch ruột non và cấy dịch, xét nghiệm máu để kiểm tra xem người bệnh có thiếu vitamin hay kém hấp thu dưỡng chất không. Một số trường hợp có thể chỉ định đi chụp X-quang, CT hay MRI để quan sát cấu trúc của đường ruột liệu xem có hay không những điều bất thường.
Phương pháp điều trị SIBO đến thời điểm hiện tại là sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên sau mỗi đợt thuốc sẽ làm giảm đáng kể số lượng vi khuẩn. Do đó căn cứ tình hình thực tế các bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung chất dinh dưỡng, phòng ngừa thiếu chất ở bệnh nhân đang điều trị SIBO. Khuyến cáo tiêm vitamin B12, uống bổ sung sắt, canxi, áp dụng chế độ ăn không có lactose, tập luyện thể thao hàng ngày và đặc biệt là test thở hydro theo định kỳ để tầm soát các căn bệnh về đường ruột.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Vì sao đồ ăn cay gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột
Men vi sinh cải thiện bệnh viêm ruột (IBD) như thế nào?
Bí quyết tăng cường lợi khuẩn cho hệ vi sinh vật đường ruột
SIBO là gì, tổng quan về triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?
Yhocvn.net
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…