Categories: Sức khoẻ

Tiểu cầu hạ còn 20, chàng trai mắc sốt xuất huyết thoát nguy hiểm nhờ sự chung tay của cộng đồng mạng

Vũ Huy Hoàng (1996, Thái Bình) bị mắc sốt xuất huyết và tiểu cầu xuống thấp chỉ còn 20, cộng đồng mạng đã chung tay giúp đỡ để chàng trai thoát khỏi nguy hiểm.

Tối ngày 23/8, trò chuyện với PV Em Đẹp qua điện thoại, Vũ Huy Hoàng (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) không giấu nổi sự xúc động. Như một phép màu trong chuyện cổ tích, cộng đồng mạng “ra tay” giúp đỡ sau lời cầu cứu xin máu, Hoàng đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.

Lời cầu cứu của Hoàng trên Facebook cá nhân đã nhận được đông đảo cư dân mạng sẻ chia. Ảnh: FBNV

Mặc dù vẫn còn mệt sau khi bị hạ tiểu cầu nhưng Hoàng vẫn có thể trò chuyện khá tỉnh táo. Hoàng cho biết, 23/8/2017 là ngày thứ 6 kể từ khi mắc bệnh sốt xuất huyết. Hoàng và người thân tưởng cơ thể đang giai đoạn hồi phục nhưng mọi thứ đảo ngược hoàn toàn so với dự tính.

Cách đây khoảng 1 tuần, Hoàng vẫn ở trọ tại Quận Đống Đa, Hà Nội. Sau khi ăn cơm trưa, Hoàng đi ngủ và buổi chiều đột ngột sốt rất cao. Nhiệt độ lên tới 40.5 °C. “Đêm hôm đó, em sốt cao, bị co giật phải đi cấp cứu”, Hoàng kể lại.

Một ngày sau đó, Hoàng nhận được kết quả dương tính với sốt xuất huyết. Do bệnh viện tại Hà Nội quá đông nên Hoàng quyết định chuyển về bệnh viện ở Thái Bình quê nhà để điều trị.

Đêm đầu tiên ở bệnh viện tỉnh Thái Bình, Hoàng sốt cao đến nỗi “không thể xác định được phương hướng để đi vệ sinh”. Ngày thứ hai, thứ ba, tình trạng sốt vẫn không thuyên giảm.

Đến ngày thứ tư của bệnh, Hoàng bắt đầu giảm sốt. Ngày thứ năm cắt sốt, bắt đầu nổi ban hồng. Bất ngờ vào ngày thứ 6 của bệnh (23/8), tiểu cầu của Hoàng hạ xuống chỉ còn 20. Hoàng còn bị chảy máu chân răng, chảy máu cam nhiều.

Nhờ sự chung tay của cộng đồng mạng, hiện sức khỏe của Hoàng đã khá ổn định. Ảnh: FBNV

“Bác sĩ cho biết, nếu em không được truyền máu để bù tiểu cầu thì sẽ có nguy cơ bị đông đặc máu, xuất huyết não rất nguy hiểm cho tính mạng. Tuy nhiên, do chỉ máu tươi mới có tiểu cầu nên trường hợp của em không thể sử dụng máu dự trữ tại bệnh viện. Chỉ có thể xin máu và truyền ngay lập tức mới tăng tiểu cầu”, Hoàng tâm sự.

Lúc đó, Hoàng đang trong cơn nguy kịch nên mọi việc chỉ có anh trai và bố lo liệu. Ngay lập tức, mọi người đã nghĩ tới phương án lên mạng “xin máu”.

“Hiện tại mình bị sốt xuất huyết rất nặng, tiểu cầu chỉ có 20. Có nguy cơ xuất huyết trong và gây biến chứng nguy hiểm. Vậy bạn bè nào ở Thái Bình có nhóm máu O nặng trên 50kg có thể đến bệnh viện đa khoa Thái Bình cho mình chút máu để lọc lấy tiểu cầu. Chỉ có máu tươi mới có tiểu cầu nên ngân hàng máu bó tay ạ. Mình xin cảm ơn””, lời cầu cứu trên Facebook cá nhân của Hoàng đã lập tức nhận được 1.304 lượt chia sẻ. 

Sự chung tay của cộng đồng mạng

Từ sự chung tay, chia sẻ thần tốc của những “người dưng” xa lạ, Hoàng đã nhận được người đồng ý hiến máu. Thoát khỏi bàn tay tử thần một cách ngoạn mục từ tấm lòng của cộng đồng mạng, Hoàng và gia đình chỉ biết gửi lời cảm ơn sâu sắc tới mọi người.

Sau 12 giờ được truyền máu, hiện tiểu cầu của Hoàng đã lên mức 50, khá ổn định. Qua điện thoại, Hoàng cho hay, bản thân đang rất ngứa nhưng vẫn ở mức chịu đựng được.

“Sống ngay trong tâm dịch tại quận Đống Đa, em chỉ xịt thuốc diệt muỗi ở các ngóc ngách trong nhà. Nhưng em có thói quen ngủ không mắc màn. Có lẽ vì thế em mới bị mắc bệnh. Em mong rằng mọi người hãy chú ý việc này để tránh bị mắc bệnh”, Hoàng bộc bạch.

Nói về việc người bệnh hạ tiểu cầu xuống thấp ở mức báo động như trường hợp của Vũ Huy Hoàng, TS. Đỗ Mạnh Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo: “Nếu người bệnh hạ tiểu cầu không chảy máu thì không cần truyền máu. Nhưng nếu người bệnh có tình trạng chảy máu thì cần phải truyền máu. Tất cả những trường hợp bệnh nhân tiểu cầu hạ thấp cần phải nhập viện để điều trị tích cực, tránh tự ý điều trị tại nhà làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm tới tính mạng”. 

Với bệnh sốt xuất huyết, tới ngày thứ 4 đến thứ 7 bệnh nhân sẽ đỡ sốt nên người bệnh thường chủ quan đã khỏi. Nhưng thực tế bệnh lại đang âm thầm tiến triển xấu, nếu không được điều trị có thể tử vong.

Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể gặp phải nguy cơ sốc và giảm tiểu cầu. Trường hợp bệnh nhân sốc, là do tính thấm mao mạch gia tăng, với hậu quả thoát huyết tương ra ngoài khoang dịch kẽ với lượng lớn, là nguyên nhân của tình trạng cô đặc máu. Trường hợp bệnh nhân nếu bị thoát dịch quá nhiều có thể dẫn tới sốc. Khi bệnh nhân bị sốc nếu không được xử lý sớm, đúng cách bệnh nhân có thể bị suy đa phủ tạng và có thể dẫn tới tử vong.

Thu Hà

 

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago