Sống chung với sự căng thẳng có thể gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe, từ việc thay đổi tâm trạng cho đến sự khó chịu và mệt mỏi củacơ thể. Trong trường hợp nặng, nó thậm chí có thể gây hồi hộp, mất ngủ, đau đầu, đau cơ, rối loạn tiêu hóa và thèm ăn.
Nhưng Tiến sĩ Marilyn Glenville, tác giả của cuốn “Sổ tay sức khỏe dinh dưỡng cho phụ nữ”, cho biết có rất nhiều biện pháp để chống lại căng thẳng, từ việc lựa chọn các loại thực phẩm cho đến việc có lối sống thích hợp.
1. Cân bằng lượng đường
Theo Tiến sĩ Marilyn, cân bằng lượng đường trong máu là điều rất cần thiết trong việc giảm stress. Tình trạng mất cân bằng lượng đường có thể xảy ra suốt cả ngày do chúng ta bỏ bữa hoặc ăn uống không đúng cách. Điều này sẽ làm các hormone gây stress như adrenaline và cortisol được tiết ra.
Ngoài ra nó còn có thể khiến glucose (đã được lưu trữ dưới dạng glycogen trong gan) quay trở lại vào máu. Đây là lý do tại sao bạn có thể cảm thấy bồn chồn và cáu kỉnh khi lượng đường trong máu giảm xuống.
Tiến sĩ Marilyn khuyên mỗi người nên ăn một bữa ăn nhỏ có chứa protein sau khoảng 2-3 giờ để có đủ năng lượng. Đó có thể là một quả trứng luộc, 10-12 hạt hạnh nhân,…
2. Cười lớn
Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ – điều này luôn đúng trong mọi trường hợp. Cười là một trong những biện pháp tốt nhất để giải tỏa sự căng thẳng và tạo nên những thay đổi lành mạnh trong cơ thể của chúng ta.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tiếng cười sẽ làm tăng năng lượng, giảm kích thích tố căng thẳng, cải thiện khả năng miễn dịch và làm giảm các cơn đau. Nó kích thích cơ thể phóng ra endorphin – một hóa chất tạo cảm giác tốt giúp chúng ta hạnh phúc và thoải mái hơn.
3. Tập thể dục
Tập thể dục cũng là một cách giúp bạn giảm căng thẳng. Bạn không nên tập các bài thể dục quá nặng trước khi đi ngủ vì điều này sẽ làm cho bạn sẽ khó ngủ hơn. Các bài tập nhẹ nhàng như chạy, đi bộ, tập yoga hoặc thể dục nhịp điệu sẽ giúp bạn bình tâm cũng như giảm mệt mỏi. Việc không tập thể dục có thể dẫn đến vòng luẩn quẩn của sự mệt mỏi.
4. Ăn trứng vào buổi sáng
Trứng có thể tạo ra hormone gây cảm giác tốt như serotonin cho cơ thể chúng ta. Do đó, việc có thói quen ăn trứng không chỉ giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp chúng ta cải thiện được tâm trạng mỗi ngày.
Bên cạnh đó, cơ thể cũng tạo ra serotonin từ tryptophan có trong thực phẩm như các sản phẩm từ sữa, cá, chuối, chà là khô, đậu nành, hạnh nhân và đậu phộng.
Việc sản sinh ra serotonin phụ thuộc vào việc có bao nhiêu tryptophan được vận chuyển đến não của bạn. Bạn cũng nên kết hợp các loại thực phẩm nói trên với carbohydrate chưa tinh chế như gạo nâu, bánh mì hay yến mạch nhằm giúp cơ thể giải phóng insulin, giúp hấp thu tryptophan cho não.
5. Thư giãn
Khi căng thẳng, hãy tìm không gian yên tĩnh, đóng cửa lại, gạt điện thoại sang một bên và hít thở sâu. Bạn hít vào trong 5 giây để các cơ bắp được kéo căng, sau đó, thở ra, thư giãn và lặp lại động tác này.
6. Tránh xa caffeine
Caffeine là một chất kích thích khiến cơ thể giải phóng các hormone gây căng thẳng khiến bạn dễ bị kích thích hơn. Bởi vì caffeine có cơ chế hoạt động như một loại thuốc nên khi muốn tránh xa chất này, bạn nên giảm dần dần, không nên từ bỏ đột ngột vì bạn có thể gặp các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, đau cơ và trầm cảm.
Caffeine còn có thể thấm vào cơ thể rất nhanh chóng, đi vào hàng rào máu não khá dễ dàng. Chỉ trong vòng một giờ sau khi uống một tách cà phê, caffeine đã có thể len lỏi trong mỗi tế bào trên cơ thể bạn.
Nhưng chất này không chỉ có trong trà và cà phê, chocolate cũng có chứa một loại chất kích thích như caffeine được gọi là theobromine. Theobromine có thể làm tăng nhịp tim và gây hại tương tự như caffeine, gây ra sự lo lắng, bồn chồn và mất ngủ. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ và tránh xa các loại đồ uống, thực phẩm có chứa caffeine.
Thụy Du
Dịch theo DM
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…