Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm (FSA) cho biết 43% những người được hỏi tin rằng thực phẩm chỉ có thể để vào tủ lạnh vào đúng ngày mua; 38% cho rằng sẽ rất nguy hiểm nếu lại đông đá thịt sau khi nó đã được nấu và 36% nghĩ rằng thực phẩm có thể bị hỏng và không còn an toàn nữa khi nằm trong tủ đông – tất cả đều là những điều lầm tưởng.
Theo FSA, 31% số người tham gia cuộc khảo sát nói rằng “có thêm các thông tin về cách bảo quản thực phẩm an toàn trong tủ đông sẽ giúp họ giảm được lượng thức ăn bị lãng phí”.
Hiện nay ở Anh, khoảng 7 triệu tấn thức ăn bị vứt đi mỗi năm trong đó có một nửa là bị lãng phí.
FSA đang kêu gọi người dân sử dụng tối đa các loại tủ đông để giảm thiểu lãng phí thực phẩm, cũng như nỗ lực tuyên truyền và phổ biến thông tin để xóa bỏ các quan niệm sai lầm về an toàn thực phẩm đông lạnh.
Steve Wearne – Trưởng ban Chính sách của FSA, cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rất nhiều người có những quan niệm sai lầm, vô căn cứ về thực phẩm đông lạnh và chúng ta cần đảm bảo họ biết được sự thật là như thế nào”.
Wearne còn nói rằng không nhất thiết phải cho thực phẩm vào tủ đông trong ngày nó mới được mua, vì bất kỳ ngày nào trước ngày hết hạn cũng đủ an toàn để bạn tiến hành đông đá thực phẩm: “Tủ đông cũng như một nút bấm “tạm dừng”, vì thế bạn có thể đông đá thực phẩm vào đúng ngày hết hạn…
Một khi được rã đông nghĩa là nút bấm được tắt đi, vì thế hãy rã đông thực phẩm khi bạn cần và ăn trong vòng 24h sau khi nó được rã đông hoàn toàn”.
Về lý thuyết, thực phẩm có thể được bảo quản vô hạn định trong tủ đông, mặc dù chất lượng của nó có thể giảm đi sau khoảng 3 đến 6 tháng – vì thế lý tưởng nhất là ăn càng sớm càng tốt.
Laura Rowswell, thuộc ban “Vệ sinh và vi sinh vật” tại FSA, cảnh báo rằng quá trình đông lạnh thực phẩm không giết chết được vi trùng, mà chỉ khiến chúng tạm thời không hoạt động được.
Vì thế thực phẩm vẫn được an toàn khi nằm trong tủ đông, nhưng vi trùng sẽ bắt đầu sinh sôi khi thực phẩm không còn được bảo quản trong nhiệt độ thấp nữa.
Bà cho biết: “Nhiệt độ càng cao thì vi khuẩn càng hoạt động mạnh, đó là lý do tại sao chúng tôi khuyên nên rã đông từ từ và an toàn, tốt nhất là để thực phẩm được rã đông qua đêm”.
Thực phẩm đã được rã đông và đông đá lại có nguy cơ gây ngộ độc cao hơn, vì quá trình đông đá không tiêu diệt được vi khuẩn.
“Nếu thực phẩm được đông đá lại các loại vi khuẩn sẽ vẫn tồn tại, và khi được rã đông một lần nữa, chắc chắn chúng sẽ trở nên nguy hiểm và gây ra ngộ độc thực phẩm”, Rowswell cho biết.
Theo Thế giới trẻ
Nguồn: Health+
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…