Liệu pháp huyết tương từ người bệnh đã hồi phục là phương pháp truyền huyết tương của người đã khỏi bệnh COVID-19 cho người đang mắc bệnh hoặc người có nguy cơ cao sẽ mắc corona virus. Khi mắc corona virus, cơ thể người bệnh sẽ sản xuất ra kháng thể để chống lại virus.
Kháng thể được tiết ra bởi tế bào B và tồn tại trong huyết tương. Khi khỏi bệnh, lượng kháng thể này vẫn tồn tại trong huyết tương của người đã hồi phục. Do đó khi truyền huyết tương có chứa kháng thể này sẽ giúp tạo miễn dịch thụ động hỗ trợ bệnh nhân chống lại virus hoặc có thể dự phòng cho nhiễm virus.
Anh đang tiến hành 2 thử nghiệm truyền huyết tương của người khỏi bệnh cho bệnh nhân Covid-19 để tìm hiểu hiệu quả của phương pháp này. Đó là thử nghiệm Recovery do Peter Horby tại Đại học Oxford thực hiện và thử nghiệm Remap-Cap do Trung tâm Đánh giá và nghiên cứu hồi sức (ICNARC) ở London thực hiện.
Thử nghiệm Recovery sẽ đánh giá xem huyết tương có giúp bệnh nhân không thuộc diện phải chăm sóc đặc biệt hồi phục hay không; còn thử nghiệm Remap-Cap sẽ đánh giá hiệu quả của liệu pháp đối với những bệnh nhân đang được chăm sóc đặc biệt. Huyết tương cho 2 thử nghiệm này do Dịch vụ Y tế quốc gia (NHS) cung cấp.
Trong khi đó, ít nhất một thử nghiệm được thiết kế để đánh giá huyết tương có tác dụng tạo miễn dịch ở những người chưa nhiễm hay không đã bị Bộ phận Máu và Cấy ghép tại NHS (NHSBT) từ chối vì lượng huyết tương hiến tặng hạn chế. Hiện NHSBT vẫn đang tiến hành thu thập mẫu máu của những bệnh nhân từ 17 đến 66 tuổi đã phục hồi được ít nhất 28 ngày – khoảng thời gian cần thiết để chắc chắn trong máu có kháng thể.
Liệu pháp truyền các kháng thể của người nhiễm virus và đã khỏi để điều trị cho người đang nhiễm bệnh – hay còn gọi là “liệu pháp kháng thể thụ động” – đã có từ hơn một thế kỷ và được sử dụng trong đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Việc truyền huyết tương chứa lượng lớn kháng thể, về nguyên tắc, có thể tăng khả năng miễn dịch của người nhận.
Các bác sĩ ở Trung Quốc đã sử dụng cách này như một liệu pháp khẩn cấp trong cao điểm dịch Covid-19. Tuy nhiên vẫn cần các thử nghiệm lâm sàng chính thức để xác định mức độ hiệu quả và an toàn.
Ở Mỹ, nước có số ca nhiễm lớn nhất thế giới, các bác sĩ đã nhanh chóng mở rộng thử nghiệm liệu pháp kháng thể thụ động với hàng trăm bệnh nhân.
Theo GS Sir Robert Lechler, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa của Anh, truyền kháng thể thụ động không phải là giải pháp toàn năng cho đại dịch Covid-19, tuy nhiên, nó vẫn có tiềm năng nhất định. Ông nói: “Mỹ đã đi trước trong các thử nghiệm. Họ đã điều trị cho 500 bệnh nhân và mặc dù còn quá sớm để biết kết quả, nhưng nghe nói cách này đã giúp bệnh nhân hồi phục,”.
GS Robert cho biết: “Ngoài các công dụng trị liệu đang được thử nghiệm, nếu liệu pháp kháng thể thụ động được chứng minh là an
toàn và hiệu quả và nếu nguồn cung huyết tương cho phép, cách này cũng có thể được sử dụng để hạn chế phát bệnh nặng ở những người có kết quả dương tính”
Quy trình tham khảo liệu pháp sử dụng huyết tương của người khỏi bệnh cho bệnh nhân có nguy cơ nhiễm hoặc covid-19
Huyết tương của người hiến được chuẩn bị theo quy trình hiến máu thông thường hoặc sử dụng máy gạn tách máu ngoại vi. Máu của người bệnh đã hồi phục sẽ được sàng lọc các kháng thể trung hòa virus, đồng thời tìm ra các kháng thể có nồng độ cao. Huyết tương có chứa kháng thể trung hòa virus này có thể được truyền vào người nhận theo kiểu điều trị dự phòng Huyết tương của người hiến được chuẩn bị theo quy trình hiến máu thông thường hoặc sử dụng máy gạn tách máu ngoại vi. Máu của người bệnh đã hồi phục sẽ được sàng lọc các kháng thể trung hòa virus, đồng thời tìm ra các kháng thể có nồng độ cao.
Huyết tương có chứa kháng thể trung hòa virus này có thể được truyền vào người nhận theo kiểu điều trị dự phòng để ngăn ngừa khả năng bị nhiễm trong trường hợp người nhận là người có khả năng bị lây nhiễm cao như các y bác sỹ hoặc người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19. Ngoài ra, huyết tương từ người bệnh đã hồi phục có thể sử dụng để điều trị giảm các triệu chứng và tỉ lệ tử vong của người bệnh mắc COVID-19.
Yhocvn.net (Trích theo KH&PT)
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Đường lây truyền sẽ quyết định biện pháp phòng ngừa lây nhiễm
+ Sử dụng huyết tương của người đã mắc covid-19 điều trị cho người mới mắc, các chứng cứ khoa học
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…