Categories: Sức khoẻ

Thứ đáng sợ ẩn giấu trong đệm nhà bạn

Dưới kính hiển vi phóng đại, hàng ngàn con mạt bụi (dust mite), vốn gần như vô hình trước mắt thường, đang bò nhung nhúc trong tấm đệm. Đó là lí do tại sao bạn nhận được lời khuyên nên thường xuyên giặt giũ, làm vệ sinh hoặc thay mới đệm cũng như chiếu, chăn lông vũ và gối trong phòng ngủ của mình.

Đoạn clip ngắn do Phòng thí nghiệm nghiên cứu về ve bét thuộc Đại học Ohio (Mỹ) quay đã hé lộ cách các vật dụng như chăn, ga, gối, đệm của chúng ta có thể trở thành nơi sinh sản và nuôi dưỡng lí tưởng cho những con rệp như thế nào.

Các chuyên gia cho biết, mạt bụi là các sinh vật tí hon, có chiều dài cơ thể khoảng 1/4mm. Các hình ảnh máy quay phóng to cận cảnh cho thấy hàng ngàn còn mạt nhiều chân, màu nâu đang nhung nhúc bò trong đệm, chồng chất lên nhau. Xung quanh các con mạt bụi là những đám phân màu vàng do chính chúng thải ra.

Mạt bụi sống nhờ vào các vảy da người, vốn đã được nấm mốc tiêu hóa một phần trước đó, và sinh trưởng trong các môi trường ẩm ướt. Chúng được phát hiện là thủ phạm gây ra dị ứng ở một số người.

Theo Tổ chức dị ứng Anh, chăn, ga, gối, đệm, thảm, các đồ đạc và đồ dùng mềm trong nhà đã trở thành nguồn tích tụ các tế bào da người, tạo điều kiện thuận lợi cho mạt bụi phát triển.

Tiến sĩ Lisa Ackerley, một chuyên gia về vệ sinh gia đình, nhận định, con người có thể vô tình hứng chịu “hội chứng bệnh vì giường đệm” do mạt bụi. Bà Ackerley giải thích: “Con người bong tróc 14g da/tuần và rất nhiều trong số đó sẽ vương vãi trên giường. Mạt bụi thích các môi trường ẩm ướt, và giường nằm là môi trường hoàn hảo cho chúng. Các sinh vật này luôn sinh sản, nên sẽ có tới khoảng 10 triệu con trên mỗi chiếc giường.

Mạt bụi là thủ phạm gây dị ứng ở một số người. Ảnh minh họa: Corbis

Thường thì mọi người đi vắng vào ban ngày nên họ đóng chặt các cửa sổ và hơi ẩm bị nhốt giữ trong nhà. Các ngôi nhà được bảo vệ kỹ lưỡng sẽ là nơi tích tụ sự ẩm ướt. Nếu bạn để giường có trải chăn lông vũ và hơi ẩm khi vắng nhà, mạt bụi sẽ có thời gian tuyệt vời để tận hưởng cuộc sống ở đó”.

Bà Ackerley nói thêm rằng, trong 2 năm, 10% trọng lượng của một chiếc gối sẽ do các con mạt bụi và phân của chúng “đóng góp”. Mặc dù bản thân các sinh vật này vô hại, nhưng phân và các mảnh cơ thể chúng có thể kích hoạt phản ứng dị ứng, khiến cơ thể giải phóng histamine để tấn công chất gây dị ứng.

Tính trung bình, mỗi con mạt bụi tạo ra tới 20 bãi phân mỗi ngày và phân sẽ tiếp tục gây các triệu chứng dị ứng tới tận sau khi con mạt bụi chết. Chúng có thể gây bệnh eczema (chàm bội nhiễm) và sốt. Một báo cáo ước tính, mạt bụi có thể là yếu tố nguy cơ trong 80% số trường hợp bệnh nhân bị hen suyễn.

Bà Ackerley cảnh báo, mạt bụi còn có thể gây viêm mũi, ho, khô mắt và quấy rối giấc ngủ. Chúng còn có thể khiến tình trạng bệnh ở những người còn mắc các chứng dị ứng khác trở nên trầm trọng hơn.

Tuấn Anh(Theo Daily Mail)

Nguồn: VietnameNetTV

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago