Categories: Tim mạch

Thông tin y học chuyên sâu về rối loạn nhịp tim

Loạn nhịp tim là sự rối loạn hoạt động điện sinh học của tim về ba mặt: sự tạo thành xung động, dẫn truyền xung động, sự phối hợp giữa tạo thành và dẫn truyền xung động.

1. Khái  niệm:

Loạn nhịp tim là sự rối loạn hoạt động điện sinh học của tim về ba mặt: sự tạo thành xung động, dẫn truyền xung động, sự phối hợp giữa tạo thành và dẫn truyền xung động.

Rối loạn nhịp tim có nhiều loại, gặp ở tất cả các khoa lâm sàng và ngay cả ở những người bình thường, một người bệnh cùng một lúc có thể gặp nhiều loại rối loạnnhịp tim khác nhau, mặt khác từ rối loạn nhịp tim này có thể chuyển thành các rối loạn nhịp tim khác. Ngay cả các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim cũng có thể gây rối loạn nhịp tim. Nếu phân tích kỹ lưỡng từng trường hợp có loại loạn nhịp tim cần thiết phải điều trị, nhưng cũng có khi có những rối loạn nhịp tim không cần phải điều trị, những vấn đề này các thầy thuốc cần phải nắm vững để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong lâm sàng.

2. Nguyên  nhân:

– Rối loạn nhịp tim chức năng: xuất hiện ở những người bình thường có rối loạn tâm lý; lao động gắng sức; liên quan đến ăn uống; hút thuốc lá; uống chè, rượu, cà phê…

– Rối loạn nhịp tim thực thể do tổn thương thực thể tại tim như: thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, các bệnh van tim, các bệnh tim bẩm sinh…

– Rối loạn nhịp tim do bệnh của các cơ quan khác, ví dụ: cường chức năng tuyến giáp, bệnh viêm phổi-phế quản cấp hay mạn tính, thiếu máu, rối loạn thăng bằng kiềm-toan và điện giải, do thuốc …

3. Bệnh sinh của rối loạn nhịp tim:

Bệnh sinh của rối loạn nhịp tim còn phức tạp, nhiều điều chưa rõ.

Nhưng cũng có nhiều vấn đề  đã được sáng tỏ: những yếu tố nguy cơ và nguyên nhân đã gây ra những biến đổi chức năng hoặc thực thể hệ thần kinh tự động của tim(nút xoang, đường dẫn truyền nhĩ-thất, nút Tawara, bó His…) và cơ tim.

Rối loạn cân bằng của hệ giao cảm (adrenalin, nor-adrenalin) và hệ phó giao cảm (acetylcholin).

Rối loạn hưng phấn hoặc ức chế thụ cảm thể bêta giao cảm.

Rối loạn quá trình khử cực và tái cực màng của tế bào cơ tim, tế bào thuộc hệ thần kinh tự động của tim.

Rối loạn hệ men chuyển (ATPaza), rối loạn điện giải đồ trong máu: natri, kali, canxi, magie…

Rối loạn hướng dẫn truyền xung động (thuyết vào lại-Reentry).

Xung động đi theo những đường dẫn truyền tắt (ví dụ: hội chứng Wolf-Parkinson-Wite:WPW).

4. Biểu hiện lâm sàng của rối loạn nhịp:

Lâm sàng của rối loạn nhịp tim cũng phức tạp và phụ thuộc vào từng thể bệnh, từng loại và bệnh gây ra rối loạn nhịp. Một số rối loạn nhịp tim luôn phải cấp cứu vì cótỉ lệ tử vong cao do rối loạn huyết động nặng nề.

Ví dụ: nhịp nhanh thất, rung thất, blốc nhĩ-thất cấp III, yếu nút xoang…

5. Chẩn đoán rối loạn nhịp tim:

Dựa vào lâm sàng và điện tim đồ.

Yếu tố quyết định nhất vẫn là điện  tim đồ; (ngoài ghi điện tim thông thường, hiện nay còn có các phương pháp mới như: ghi điện tim từ xa-Teleelectrocardiography, ghi điện tim liên tục trong 24 giờ-Holter; ghi điện tim điện cực thực quản, ghi điện tim điện cực trong buồng tim, lập bản đồ điện tim- mapping ECG, ghi điện thế bó His …).

6. Phân loại rối loạn nhịp tim

+ Dựa vào cơ chế bệnh sinh của rối loạn nhịp tim, người ta chia thành 3 nhóm:

– Rối loạn quá trình tạo thành  xung động: nhịp xoang nhanh hoặc chậm,  ngoại tâm thu, cuồng động  và rung…

– Rối loạn quá trình dẫn truyền xung động: blốc xoang nhĩ, blốc nhĩ-thất, blốc trong thất…

– Kết hợp giữa rối loạn tạo thành xung động  và dẫn truyền xung động: phân ly nhĩ- thất, hội chứng quá kích thích dẫn truyền sớm…

+ Trong lâm sàng, dựa vào vị trí, tính chất của các rối loạn nhịp tim, người ta chia thành 4 nhóm để ứng dụng chẩn đoán và điều trị có nhiều tiện lợi hơn:

–  Rối loạn nhịp trên thất:

.  Nhịp nhanh xoang; chậm xoang.

.  Nhanh nhĩ kịch phát, nhanh bộ nối kịch phát.

.  Ngoại tâm thu trên thất (nhĩ).

.  Rung nhĩ.

.  Cuồng động nhĩ.

.  Hội chứng yếu nút xoang.

–  Rối loạn nhịp thất:

.  Ngoại tâm thu thất.

.  Nhanh thất, rung thất.

.  Blốc tim.

.  Blốc xoang nhĩ.

.  Blốc nhĩ-thất.

.  Blốc trong thất.

– Hội chứng tiền kích thích.

7. Điều trị rối loạn nhịp tim:

Có nhiều phương  pháp điều trị rối loạn nhịp tim; có thể dùng độc lập hay phối hợp nhiều phương pháp theo những nguyên tắc chung:

+ Loại trừ các yếu tố tác động xấu.

+ Điều trị nguyên nhân.

+ Dùng các nghiệm pháp gây cường phó giao cảm làm giảm nhịp tim khác như: ấn nhãn cầu, ấn và xoa xoang động mạch cảnh, nghiệm pháp Valsalva,…

+ Dùng thuốc chống loạn nhịp phải lựa chọn theo bảng phân loại của V. Williams gồm 4 nhóm như sau:

.  Nhómchẹn dòngNa+: quinidin, procainamit, lidocain, ajmalin, sodanton, rythmodan, propafenon…

. Chẹn thụ cảm thể β giao cảm: propranolol, avlocardyl, atenolol…

. Nhóm chẹn kênh K+: amiodarone (cordarone, sedacoron).

. Nhóm chẹn dòng Ca++: isoptin, nifedipine, verapamin, corontin…

Những thuốc không xếp vào bảng phân loại này, nhưng có tác dụng điều trị loạn nhịp tim: digitalis, adrenalin, nor-adreanlin, isuprel, aramin, atropin, ephedrin…

+ Phương pháp điều trị loạn nhịp bằng điện: sốc điện, máy tạo nhịp tim, điều trị nhịp tim nhanh bằng phương pháp ức chế vượt tần số (overdriving), cấy máy sốc tự động, đốt bằng năng lượng tần số radio qua ống thống…

+ Điều trị loạn nhịp tim bằng phương pháp ngoại khoa: cắt bỏ phần phình tim, cắt các đường dẫn truyền tắt, phẫu thuật theo phương pháp COX để điều trị rung nhĩ…

Điều trị loạn nhịp tim theo phương pháp y học dân tộc: châm cứu (acupuncture), thủy xương bồ, tâm sen, củ cây bình vôi…

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago