Categories: Sức khoẻ

Thói quen ăn uống tốt cho dạ dày mà ai cũng nên áp dụng

Mỗi ngày dạ dày của bạn phải tiếp nhận một lượng thức ăn rất lớn, nếu ăn uống không cẩn thận, dạ dày của bạn sẽ gặp nhiều áp lực và có thể hình thành các vết viêm loét. Dưới đây là nhưng thói quen ăn uống tốt cho dạ dày mà bạn nên áp dụng.

Bệnh ung thư dạ dày hiện đang nằm trong số 10 loại ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam. Căn bệnh này đứng hàng thứ hai ở nam giới sau ung thư phổi, thứ ba ở nữ giới sau ung thư vú và cổ tử cung.  Chính thói quen ăn uống thiếu điều độ của rất nhiều người là nguyên nhân dân đến tình trạng này.

Một số thói quen ăn uống tốt cho dạ dày dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh được các bệnh về dạ dày:

1. Đảm bảo cung cấp đủ nước

Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, chúng không chỉ là thành phần thiết yếu cho hầu hết các hoạt động của cơ thể mà chúng còn rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Uống đủ nước giúp ban tiêu hóa dễ dàng, thuận lợi hơn và hạn chế nguy cơ mắc bệnh táo bón.

Bên cạnh việc thường xuyên uống nước mỗi ngày, bạn cũng nên thường xuyên ăn các món canh, súp… cũng như một số thức ăn lỏng..

Theo các chuyên gia, lượng nước bạn nên uống mỗi ngày là 2-2,5 lít nước.

Mỗi ngày mỗi người nên uống 2-2,5 lít nước

2. Đừng bỏ bữa ăn, đừng ăn qua loa

Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người thường bỏ qua bữa ăn của mình hoặc ăn một cách qua loa. Đây cũng chính là thói quen dễ dẫn đến đau dạ dày nhất.

Khi dạ dày quá no, quá đói, hoặc đến giờ ăn nhưng chưa có thức ăn đều sẽ gây dư thừa một lượng acid và enzym. Nếu thời điểm này mà bạn không đưa thức ăn vào cơ thể, lớp niêm mạc dạ dày này sẽ bị các acid và enzym bào mòn dần, từ đó dẫn đến rất nhiều bệnh lý cho sức khỏe như viêm loét dạ dày – tá tràng, rối loạn tiêu hóa, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến thủng dạ dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày – tá tràng.

3. Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ

Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ là một thói quen ăn uống tốt cho dạ dày mà ai cũng nên áp dụng. Trước khi xuống dạ dày, thức ăn sẽ được làm mềm và hòa trộn enzyme khi qua miệng, quá trình này giúp thức ăn trở nên dễ tiêu hóa hơn. Vì thế nếu thức ăn được nhai kĩ, dạ dày của bạn sẽ giảm áp lực đi rất nhiều.

Một bữa ăn của bạn trung bình nên kéo dài khoảng 20 phút, và hãy ăn một cách từ tốn,

Chính vì vậy, thói quen ăn chậm, nhai kỹ là một trong những cách để giúp bảo vệ dạ dày của bạn.

Trong quá trình nhai kỹ, lượng nước bọt cùng các enzym sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này cũng tạo thuận lợi đáng kể cho dạ dày của bạn khi tiêu hóa các thức ăn đã thấm đều enzyme.

4. Vận động trước bữa ăn 1 giờ

Việc vận động trước bữa ăn sẽ giúp chuyển hóa các chất béo thành nhiệt lượng, giúp cho bạn tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn và cũng hạn chế việc hình thành mỡ.

Các chuyên gia vẫn khuyên chúng ta nên vận động buổi chiều tối, tốt nhất là 5-6 giờ chiều, đi bộ nhanh hoặc chạy chậm liên tụcthời gian vận động trong 30-45 phút, sau đó khoảng 1 giờ thì bắt đầu ăn tối.

5. Đừng ăn khi món ăn quá nóng, quá lạnh

Các loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều không tốt cho niêm mạc dạ dày. Nếu bạn có thói quen ăn các loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ tác động đến niêm mặc dạ dày, khiến dạ dày và hệ tiêu hóa mất cân bằng, dễ bị rối loạn. Nếu để tình trạng này thường xuyên tiếp diễn, bạn sẽ gặp phải nhiều bệnh nguy hiểm cho hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày, ung thư ruột

Vì vậy tốt nhất bạn nên chọn các thức ăn có nhiệt độ vừa phải, không nên uống nước quá nóng hoặc quá lạnh, hạn chế sử dụng thực phẩm nóng, lạnh như các loại kem, các món nướng, lẩu,…

Đối với các loại thức uống, nên dùng ở nhiệt độ mát hoặc ấm là tốt nhất.

6. Ăn canh trước bữa ăn

Đa số chúng ta đều có thói quen ăn canh sau bữa ăn, tuy nhiên, ăn canh trước bữa ăn lại đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể hơn. Ăn canh trước bữa an giúp “làm sạch” khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột…giúp thức ăn có thể thuận lợi đi vào dạ dày và làm giảm mức độ kích thích của các thực phẩm cứng đối với niêm mạc dạ dày.

7. Mát xa trước khi đi ngủ

Trước khi đi ngủ, bạn có thể giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn bằng cách xoa tay của bạn xung quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ. Thao tác đơn giản này không chỉ giúp duy trì trạng thái ổn định cho dạ dày mà còn kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn.

8. Hạn chế một số thực phẩm không tốt cho dạ dày của bạn

Mỗi người đều sẽ có món mình thích ăn và món mình không thích ăn. Dạ dày cũng vậy, sẽ có rất nhiều món mà dạ dày dễ tiêu hóa, cũng có nhiều món lại có thể “làm khó” chúng. Đây là những loại thực phẩm bạn nên hạn chế, bởi chúng thực sự không hề tốt cho dạ dày của bạn:

9. Các món ăn ngâm muối

Những món ăn ngâm muối như các loại dưa muối, cà muối, các loại mắm, cá khô ướp muối… đều có hương vị rất tuyệt vời nhưng chúng lại đòi hỏi dạ dày của bạn mất nhiều thời gian để xử lý hơn. Bên cạnh đó, một số thực phẩm ngâm muối còn có thể chứa nitric, khi sử dụng nhiều có thể gây ra ung thư dạ dày.

10. Thực phẩm sống

Một số món ăn thường sẽ ăn kèm với thực phẩm sống, đặc biệt các loại thịt, cá. Tuy mang hương vị đặc biệt nhưng các loại thực phẩm sống ít nhiều đều có chứa kí sinh trùng, và chúng sẽ gây hại cho dạ dày của bạn.

Bên cạnh đó, để xử lý những thực phẩm chưa qua chế biến, dạ dày của bạn cần phải có một lượng lớn acid dạ dày cùng dịch vị, điều này sẽ gây ra nhiều áp lực cho dạ dày cũng như mất khá nhiều thời gian cho việc tiêu hóa.

11. Những món ăn chiên, xào, dầu mỡ

Những loại thực phẩm này có thể làm tăng tiết acid dạ dày đáng kể, nếu dùng thường xuyên dễ gây viêm loét dạ dày. Nếu dùng những loại thức ăn này, bạn nên dùng kèm các món ăn thanh đạm, giàu chất xơ, dễ tiêu hóa như rau củ quả.

Những thói quen ăn uống tốt cho dạ dày trên đây là những cách hữu ích giúp bạn giảm bớt áp lực cho dạ dày và phòng tránh các bệnh về dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần phải thực hiện thường xuyên và kiên trì, có như vậy những thói quen này mới đạt được hiệu quả cao nhất. 

Hoàng Oanh

Theo Tạp chí Sống Khỏe

loading…

adminyhoc

Recent Posts

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 hours ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

24 hours ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

2 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh lý của cơ thể

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago