Categories: Sức khoẻ

Thoái hóa khớp gối: càng để lâu càng hại

Rất có thể những quan niệm sai lầm hoặc ngại ngần về việc chữa bệnh thoái hoá khớp gối sẽ khiến bạn mất đi niềm vui vận động.

Thoái hóa khớp gối còn gọi là viêm xương khớp. Bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây biến dạng khớp, cứng khớp… Có nhiều nguyên nhân và yếu tố dẫn đến thoái hoá khớp.

Theo BS. Bùi Hồng Thiên Khanh (Trưởng phân khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM): Thoái hóa khớp gối là do khớp xương bị bào mòn. Theo nghiên cứu mới đây của bác sĩ Khanh, có khoảng 20% dân số ở tuổi từ 40-50 bị thoái hóa khớp gối. Số nữ mắc bệnh này lớn gấp 2 lần nam. Trên phim X-quang có đến 50% trường hợp có hình ảnh thoái hóa xương khớp nhưng chỉ một nửa trong số này là có triệu chứng lâm sàng ở khớp và đa số (75%) là ở khớp gối.

Ảnh minh họa

3 giai đoạn của thoái hóa khớp

Và khi tuổi càng cao, lớp sụn khớp bao bọc đầu xương càng bị thoái hóa, bong giộp từng mảng, lộ phần xương ra. Khi lớp sụn này bị phá hủy, đầu xương không còn lớp đệm nữa và bắt đầu cọ sát vào nhau khi cử động. Từ đây, vô vàn triệu chứng sẽ nảy sinh như: đầu gối bị đau, sưng, hình thành gai xương và giới hạn cử động khớp.

Khi bị bệnh nặng, bệnh nhân thường có các biểu hiện như: đau khi đi lại dưới 20m, đứng đau, đau khi ngủ đêm, ngồi xổm không được, đi lên cầu thang không được do đau, cử động gấp duỗi gối nghe lạo xạo.

Thoái hóa khớp thường có ba giai đoạn chính:

1. Giai đoạn sớm là khi mặt sụn khớp bi bào mòn, viêm bao khớp.

2. Giai đoạn giữa thường biểu hiện ở việc mặt sụn bị bào mòn nhiều, có rãnh nứt, tạo gai xương ở hai rìa xương.

3. Còn giai đoạn muộn thì sụn khớp bị phá huỷ hoàn toàn, khe khớp hẹp mất xương dưới sụn làm lộ xương, gai xương rõ, viêm xơ hoá bao khớp.

Các hướng điều trị thoái hóa đốt sống

Hướng điều trị thông thường là điều chỉnh thể trọng bệnh nhân (giảm cân), vận động điều độ. Một số trường hợp có thể dùng thuốc kháng viêm giảm đau không có steroid, thuốc hỗ trợ tái tạo mặt sụn và dịch khớp (glucosamin, chondrotin, sụn cá mập) thuốc ức chế quá trình phá huỷ sụn khớp (Artreil, Artrodase…).

Nếu những biện pháp trên không đạt hiệu quả trong vòng 6 tháng, bác sĩ sẽ phẫu thuật nội soi để cắt lọc gối nhằm lấy đi các yếu tố kích thích cơ học trong khớp (chồi xương, mảnh sụn rời, sụn chêm thoái hóa).

Phẫu thuật nội soi là phương pháp ít xâm lấn và thích hợp cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp giai đọan sớm. Ưu điểm của phẫu thuât này là bác sĩ chỉ thực hiện hai đường rạch da nhỏ dưới 5mm nên không tàn phá cấu trúc giải phẫu mà vẫn thao tác chẩn đóan và giải quyết tốt các tổn thương trong khớp giúp phục hồi sớm. Bệnh nhân có thể xuất viện sau 12-24h, ít biến chứng nhiễm trùng khớp.

Nội soi khớp gối giúp bác sĩ quan sát rõ, từ đó việc điều trị và tiên lượng sẽ chính xác hơn. Phương pháp nội soi còn có thể giúp lấy dị vật, mài chồi xương, cắt họat mạc viêm… Với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối hoặc viêm khớp dạng thấp nặng, giải pháp tốt hơn là làm phẫu thuật cắt xương sửa trục (trường hợp gối bị vẹo).

Sao Băng

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

17 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

18 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago