Khi bỏ giấy vệ sinh vào sọt rác, các chất thải sẽ trở thành mầm bệnh nguy hại mà chúng ta không ngờ tới.
Nhà vệ sinh
thường xuyên được lau dọn, có sọt rác đựng giấy vệ sinh riêng tưởng như
sạch sẽ nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe. Lý do là
chúng ta đang duy trì một số thói quen phản khoa học.
Nếu không cẩn thận, nhà vệ sinh sẽ là nơi phát tán mầm bệnh. Ảnh: Thehealthsite.
Cho giấy vệ sinh vào sọt rác
Do
lo sợ tắc bồn cầu nên hầu hết nhà vệ sinh công cộng, văn phòng thậm chí
gia đình đã trang bị thêm một sọt rác đựng giấy vệ sinh đã qua sử dụng.
Tuy nhiên, PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa học – ĐH Khoa học Tự nhiên –
ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng sự cẩn thận quá mức này lại phản tác dụng.
Thậm
chí, khi bỏ vào sọt rác, các chất thải trong giấy vệ sinh sẽ trở thành
mầm mống gây bệnh nguy hại mà chúng ta không ngờ tới.
“Vi khuẩn,
virus trong phân lẫn trong giấy vệ sinh sẽ bay vào không khí, gây bệnh
cho những người khác, nhất là khi có dịch bệnh nguy hiểm liên quan đến
đường tiêu hóa”, PGS Côn khuyến cáo.
Các loại giấy vệ sinh đúng chuẩn sẽ lập tức bị nhũn ra khi gặp nước và tan thành các sợi rất nhỏ, mảnh.
Chúng theo lực hút nước của bồn cầu, trôi sâu xuống bể phốt. Do đó, việc thả vào bồn cầu sẽ sạch sẽ và an toàn hơn.
Theo
chuyên gia này, nguy cơ lây bệnh càng lớn khi rác để lâu. Theo đó,
thùng rác trong nhà vệ sinh chỉ nên để chứa các loại rác thải an toàn,
không mang mầm bệnh như vỏ hộp, chai, lọ…
Đăc biệt, chị em không nên cho băng vệ sinh trực tiếp vào thùng rác vì rất dễ bốc mùi và gây bệnh truyền nhiễm.
Để không gây ảnh hưởng đến người khác, nữ giới có thể cho băng vệ sinh vào túi kín trước khi vứt vào thùng rác.
Vệ sinh thường xuyên bằng hóa chất tẩy rửa
Việc
tiếp xúc thường xuyên với các nước dùng để cọ rửa sàn nhà, bồn cầu gây
nguy hiểm đến sức khỏe con người. Các hóa chất vệ sinh thường có chứa
nhiều chất benzyl, polyetylen, hay sodium hypochlorite.
Mức độ
nguy hại tuỳ theo hàm lượng, nồng độ của hoá chất trong dung dịch chúng
ta sử dụng. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe, bạn nên hạn chế sử dụng hóa chất
tẩy rửa mà thay thế bằng các nguyên liệu tự nhiên như chanh, giấm.
Dùng khăn tay trong nhà vệ sinh
Dùng
khăn lau tay, thậm chí lau vùng kín cũng là thói quen tưởng tốt nhưng
chứa nhiều nguy cơ lây bệnh. Theo PGS Côn, môi trường ẩm ướt và việc
nhiều người lau chung một chiếc khăn sẽ làm vi khuẩn sinh sôi và phát
tán.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo khăn lau, khăn tắm nên được
lưu trữ ở nơi khô ráo và thoáng mát, không nên để trong nhà vệ sinh. Sau
khi đi vệ sinh nên dùng giấy ăn lau khô tay thay cho khăn.
Theo Zing
Nguồn: TTOnline
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…