Thai phụ nên làm gì nếu được chẩn đoán mắc COVID-19? Nếu chuyển dạ thì sao?
Nếu thai phụ có kết quả dương tính với COVID-19 bên ngoài môi trường bệnh viện,
Liên hệ với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ phụ sản để họ biết về thông tin chẩn đoán. Nếu thai phụ không có triệu chứng hoặc các triệu chứng nhẹ, thai phụ sẽ được tư vấn để phục hồi tại nhà. Nếu thai phụ có các triệu chứng nghiêm trọng hơn, thai phụ có thể được bố trí điều trị tại bệnh viện tùy theo hướng dẫn của các cơ sở y tế tại nơi thai phụ sinh sống để đảm bảo an toàn cho bà mẹ, thai nhi và công tác phòng dịch.
Thai phụ nên làm gì nếu được yêu cầu tự cách ly vì có các triệu chứng hoặc đã được xác nhận COVID-19?
Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên tự cách ly nên ở trong nhà và tránh tiếp xúc với người khác trong 21 ngày hoặc hơn tùy theo yêu cầu. Nếu thai phụ sống với những người khác, tất cả họ cũng nên ở nhà ít nhất 21 ngày, để tránh lây nhiễm bệnh.
Bạn có thể muốn xem xét các thói quen tập thể dục trực tuyến để duy trì hoạt động, chẳng hạn như yoga khi mang thai hoặc Pilates.
Đi lại và uống đủ nước là điều quan trọng để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông trong thai kỳ.
Tất cả phụ nữ mang thai được khuyến cáo bổ sung 10 microgam vitamin D mỗi ngày. Điều này đặc biệt quan trọng vì thai phụ có thể không nhận đủ vitamin D từ ánh sáng mặt trời do cách ly.
Các chất bổ sung vitamin D có sẵn ở hầu hết các hiệu thuốc và siêu thị.
Tại sao thai phụ được yêu cầu tự cách ly ở nhà?
Cho đến thời điểm này theo các nghiên cứu hầu hết các thai phụ mắc covid-19 đều ở thể nhẹ hoặc không có triệu chứng nên nếu thai phụ cũng ở trong các trường hợp này thì có thể cách ly tại nhà. Nguyên nhân vì:
+ Thai phụ có các triệu chứng của COVID-19, chẳng hạn như nhiệt độ cao hoặc ho liên tục, mất hoặc thay đổi khứu giác hoặc vị giác.
+ Thai phụ đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng và đã được khuyên nên phục hồi tại nhà.
+ Thai phụ có kế hoạch sinh mổ hoặc khởi phát chuyển dạ và đã được yêu cầu cách ly bản thân trước khi nhập viện.
+ Thai phụ đã lên kế hoạch sinh con tại nhà và đã được yêu cầu tự cách ly trước ngày dự sinh
Khi bị cách ly thai phụ sẽ làm gì khi thấy không khỏe hoặc cảm thấy thai nhi không khỏe?
Nếu bạn lo lắng về sức khỏe của bản thân hoặc thai nhi trong thời gian tự cách ly, hãy liên hệ ngay với bác sĩ đang theo dõi thai kỳ cho hai mẹ con. Nếu cần nhập viện họ sẽ tư vấn phương pháp an toàn.
Nếu được khuyên đến đơn vị phụ sản hoặc bệnh viện, thai phụ có thể sẽ được yêu cầu đi bằng phương tiện cá nhân, hoặc sắp xếp phương tiện vận chuyển của bệnh viện và thông báo trước cho bộ phận tiếp nhận phụ sản tại bệnh viện.
Yêu cầu đeo khẩu trang.
Điều gì xảy ra nếu tôi chuyển dạ trong thời gian tự cách ly?
Nếu thai phụ chuyển dạ trong thời gian tự cách ly, thai phụ nên gọi cho đơn vị phụ sản để được tư vấn và thông báo cho họ rằng mình đã nghi ngờ hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19.
Bác sĩ sẽ tư vấn về các cách để đảm bảo rằng hai mẹ con được chăm sóc an toàn, chất lượng tạo điều kiện thuận lợi và tôn trọng nhất có thể các lựa chọn sinh của bạn. Trong trường hợp này các khuyến nghị chung về việc đến bệnh viện sẽ được áp dụng:
Thai phụ sẽ được khuyên đến bệnh viện bằng phương tiện giao thông cá nhân nếu có thể
Thai phụ có thể đưa đến đơn vị phụ sản vào theo lối riêng, yêu cầu các biện pháp an toàn phòng dịch và có thể sẽ được cách ly trong một căn phòng thích hợp
Việc tự cách ly vì nghi ngờ hoặc xác nhận COVID-19 có ảnh hưởng đến nơi đăng ký sinh không?
Để phòng ngừa, khi phụ nữ mang thai nghi ngờ hoặc đã được xác nhận mắc COVID-19 chuyển dạ, họ nên đến đơn vị sản khoa để sinh, nơi có thể theo dõi em bé bằng cách theo dõi thai nhi điện tử liên tục và nồng độ oxy có thể được theo dõi hàng giờ.
Việc theo dõi thai nhi liên tục là để kiểm tra xem em bé đang đối phó với cơn chuyển dạ như thế nào. Vì việc theo dõi thai nhi liên tục chỉ có thể diễn ra tại đơn vị sản khoa, nơi có bác sĩ chuyên khoa và trang thiết bị sẵn sàng hỗ trợ.
Thai phụ nên làm gì nếu được chẩn đoán mắc COVID-19? Nếu chuyển dạ thì sao?
Những phụ nữ có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 mà không có bất kỳ triệu chứng nào (được gọi là không có triệu chứng) nên thảo luận với bác sĩ về nơi họ muốn sinh. Không chắc chắn về sự cần thiết phải theo dõi thai nhi liên tục đối với những phụ nữ không có triệu chứng.
Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy thai phụ không thể sinh thường qua đường âm đạo hoặc sinh mổ sẽ an toàn hơn nếu thai phụ nghi ngờ hoặc xác nhận mắc COVID-19, vì vậy lựa chọn sinh cần được tôn trọng và tuân thủ chặt chẽ nhất có thể. Tuy nhiên, nếu thai phụ không khỏe và em bé cần được sinh gấp, có thể khuyến nghị sinh mổ.
Không có bằng chứng cho thấy những phụ nữ bị nghi ngờ hoặc xác nhận mắc COVID-19 không thể gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê cột sống. Trong phiên bản đầu tiên của hướng dẫn, người ta cho rằng việc sử dụng Entonox (khí và không khí) có thể làm tăng quá trình tạo khí dung và lây lan vi rút, nhưng việc xem xét các bằng chứng cho thấy không có bằng chứng nào cho thấy Entonox là “thủ phạm” vì vậy không có lý do gì thai phụ không thể sử dụng Entonox.
Thai phụ nên làm gì nếu được chẩn đoán mắc COVID-19? Nếu chuyển dạ thì sao?
Yhocvn.net (Lược dịch theo rcog.org.uk)
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Thai phụ nên làm gì khi nghi nhiễm COVID-19 hoặc đã tiếp xúc với covid-19?
+ Bệnh nhân mắc covid19 vật lộn với vấn đề sức khỏe sau đó như thế nào
+ Có thể tiêm vắc xin liều thứ hai khác loại với liều thứ nhất?
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…