Categories: Mẹ

Thai nhi tuần 37 nặng bao nhiêu kg?

Bước vào tuần 37, tức là còn khoảng 3 tuần nữa mẹ bầu mới chính thức chuyển dạ nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết thai 37 tuần nặng bao nhiêu kg? Các cơ quan của bé đã phát triển hoàn thiện hết chưa?

Bước vào tuần 37, tức là còn khoảng 3 tuần nữa mẹ bầu mới chính thức chuyển dạ nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết thai 37 tuần nặng bao nhiêu kg? Các cơ quan của bé đã phát triển hoàn thiện hết chưa?

Sự phát triển của thai nhi tuần 37

Bước vào tuần 37, tức là còn khoảng 3 tuần nữa ở thời điểm này thì bạn cũng có thể yên tâm vì con cũng đã cứng cáp, hầu hết các cơ quan đều hoàn thiện để đảm bảo bé có thể sống sót độc lập.

Có một điều mà nhiều bà mẹ quan tâm đó là thai 37 tuần nặng bao nhiêu kg. Câu trả lời là, thai nhi 37 tuần hoàn toàn ra dáng của em bé sơ sinh, với sức khỏe thai kỳ của mẹ và bé bình thường, bé có thể nặng từ 2,8 kg đến 3 kg. Chiều dài đạt từ 48-50 cm, kích thước này tương đương với một quả dưa hấu.

Các tế bào da hoàn thiện nên thai nhi 37 tuần trông khá tròn trĩnh. Phía ngoài cơ thể của bé được bao phủ bởi một lớp chất sáp nhờn màu trắng. Lớp chất nhờn này vẫn tồn tại cho đến khi bé chào đời.

Thai nhi 37 tuần có kích thước tương đương như một trái dưa hấu với cân nặng từ 2,8-3 kg.

Lúc này toàn hệ xương của thai nhi cũng đã trở nên cứng cáp rất nhiều, riêng phần xương đầu vẫn còn mềm. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho bé khi chui qua đường sinh nhưng các mẹ cần thận trọng khi bế ẵm và chăm sóc trẻ sơ sinh sau này.

Tóc của bé mọc nhiều và có màu rõ rệt. Bé biết nắm chặt tay đồng thời mắt có phản ứng với ánh sáng bằng cách quay đầu về phía có ánh sáng phát ra. Các giác quan của bé cũng đã Não cùng các các dây thần kinh vẫn không ngừng tăng lên về kích cỡ. Ở tuần 37, hầu như bé sẽ ít đạp mẹ do đã ở một vị trí cố định trong bụng mẹ. Thông thường là đầu thai nhi quay xuống dưới hay còn gọi là ngôi thai thuận để chuẩn bị tốt nhất cho việc chuyển dạ.

Thận trọng với tình trạng rỉ ối trong tuần thai thứ 37

Lượng nước ối ở mỗi bà bầu là khác nhau và tăng giảm theo từng giai đoạn mang thai. Ở tuần 20, lượng nước ối mới chỉ đạt trên 300 ml. Tuần 25-26 tăng lên 670 ml. Khi thai bước vào tuần 32-37 lượng nước ối có thể đạt khoảng 800 ml.

Riêng ở tuần thai 37, nước ối đạt mức cao nhất có thể lên đến 1000ml. Màu sắc nước ối cũng trở nên đục dần (giống màu nước vo gạo) và xuất hiện cặn lắng lẫn trong nước ối khi đi siêu âm. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường nên các mẹ không cần quá lo lắng, tuy nhiên cũng có những trường hợp từ tuần 37 trở đi lượng nước ối sụt giảm.

Nếu nước ối giảm còn dưới 60 mm hoặc tăng trên 120 mm thì cần lưu ý theo dõi vì có thể bạn bị thiếu ổi hoặc đa ối. Hai hiện tượng này đều rất nguy hiểm cho mẹ bầu khi đã gần sát ngày sinh.

Đặc biệt một vấn đề nữa mà mẹ bầu cần đặc biệt theo dõi khi bước vào tháng cuối sinh nở đó là hiện tượng rỉ ối.

Rò rỉ nước ối có thể gặp ở bất kỳ thai phụ nào trong thai kỳ. Tuy nhiên với mẹ bầu có biểu hiện ngôi thai bất thường, khung chậu hẹp, rau tiền đạo, đa thai, hở eo cổ tử cung, viêm màng ối… thì cần phải quan tâm hơn. Rò rỉ ối nếu xảy ra trước tuần 37 có thể là dấu hiệu bất thường, cảnh báo mẹ có thể sinh non. Còn nếu xuất hiện từ tuần 37 trở đi thì không cần lo lắng thái quá. Bạn có thể chuẩn bị sẵn giấy quỳ ở nhà để thử xét nghiệm giữa nước ối và nước tiểu. Bạn có thể thông báo việc này cho bác sĩ chuyên khoa vì những tuần cuối gần sinh dường như bà bầu nào cũng cần phải đi khám thai liên tục.

Khi có dấu hiệu vỡ ối, mẹ bầu cần nhập viện càng sớm càng tốt vì đây là dấu hiệu em bé sắp ra đời trong vài giờ tới.

Mẹ bầu nên làm gì khi bước vào tuần thai 37?

Mẹ đã biết thai 37 tuần nặng bao nhiêu kg và có thể yên tâm về sự phát triển của con yêu rồi đúng không. Tuy nhiên với sức khỏe của bản thân, các mẹ cũng cần đề phòng các dấu hiệu tiền sản giật như sưng phù nặng ở mắt cá chân, bàn tay, mặt. Có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau bụng dữ dội, mắt nhìn mờ, đau đầu, chóng mắt.

Nếu không có dấu hiệu bất thường nào, bạn vẫn cần tuân thủ yêu cầu đi khám thai thường xuyên của bác sĩ, có thể 1 tuần/lần để kịp thời kiểm tra chỉ số nước ối, dấu hiệu các cơn co… Và quan trọng hơn, các mẹ không cần quá lo lắng, căng thẳng sốt ruột ngày gặp con yêu. Hãy thả lỏng cơ thể và để tinh thần thoải mái, kiểm tra một lần nữa đồ dùng, giấy tờ cần thiết mang vào viện đi sinh lần cuối. Tâm thế chuẩn bị sẵn sàng trong niềm vui và sự lạc quan sẽ giúp mẹ sinh nở thuận lợi, dễ dàng hơn rất nhiều.

Cẩm nang y học Theo (Dịch từ Webmd)

Bùi My

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago