Mang thai

Tăng huyết áp thai kỳ và những triệu chứng nguy hiểm

Tăng huyết áp thai kỳ với những triệu chứng nguy hiểm có thể dẫn đến suy thai, tử vong cho mẹ và bé

Các rối loạn tăng huyết áp được phân thành 4 nhóm, phản ánh sự khác nhau về căn nguyên và các biến chứng thai kỳ:

+ Tăng huyết áp mạn tính

+ Tăng huyết áp thai kỳ

+ Tiền sản giật – sản giật

+ Tiền sản giật ghép trên tăng huyết áp mạn tính

Tần suất các rối loạn này hoàn toàn không biết rõ, nhưng tiền sản giật ảnh hưởng tới 5 – 8% thai kỳ. Tăng huyết áp mạn tính chiếm khoảng 20% các trường hợp tăng huyết áp trong thai kỳ.

Tăng huyết áp thai kỳ được định nghĩa là:

Tăng huyết áp khởi phát sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ

Không có dấu hiệu nào khác gợi ý tiền sản giật

Huyết áp trở về bình thường trong vòng 3 tháng sau sinh.

Tăng huyết áp thai kỳ có liên quan với các biến chứng thai kỳ, thường xảy ra hơn nếu tăng huyết xuất hiện sớm trong thai kỳ, nếu tiến triển đến tiền sản giật hoặc tăng huyết áp nặng (≥170/110 mmHg).3

Trong thời kỳ thai sản có các thay đổị sâu sắc tác động lên hệ tim mạch làm thay đổi huyết áp. Tuy nhiên thời điểm chính xác mà các thay đổi trở thành bệnh lý thì không thể xác định một cách chính xác được.

Một bệnh nhân được chẩn đoán là tăng huyết áp thai sản (Gestational Hypertension) khi huyết áp trên giới hạn 140/90mmHg.

Trên một bệnh nhân có thai thấy có các triệu chứng sau đều phải cảnh giác với tăng huyết áp thai sản:

Phù: là một triệu chứng sớm của tăng huyết áp thai sản nhưng không đặc hiệu. Vì phù có thể xẩy ra ở các sản phụ bình thường, kể cả phù khu trú hoặc phù toàn thân.

Nếu như không có Protein niệu thì đôi khi phù lại là dấu hiệu đứa con khi đẻ ra sẽ to, nặng cân hơn.  Nhiều khi khó phân biệt phù sinh lý và phù bệnh lý trong thai sản, nhưng nếu đã có phù là phải theo dõi tăng huyết áp thai sản.

– Tăng huyết áp: Đo thấy huyết áp tăng là tiêu chuẩn chẩn đoán chính của tăng huyết áp thai sản. Người ta cho rằng: tăng huyết áp thời kỳ sau của thai sản là do co mạch, chứ không phải do tăng cung lượng tim. Tăng huyết áp tâm thu là do tăng cung lượng tim, tăng huyết áp tâm trương là do co mạch ngoại vi.

– Protein niệu: là một triệu chứng quan trọng trong tăng huyết áp thai sản. Nếu protein niệu tăng trước khi tăng huyết áp thì phải kiểm tra thận, có thể đó là một biểu hiện của bệnh thận.

Nếu Protein niệu tăng mà huyết áp tâm trương không quá 95mmHg thì cần kiểm tra nhiễm trùng hệ tiết niệu, và bệnh thiếu máu (theo Friedman và Neff)

Số lượng Protein niệu:

(+) = 0,3 – 0,45g/lít nước tiểu

(++) = 0,45 – l,0g/lít nước tiểu

(+++)= 1,0 – 3,0g/lít nước tiểu

(++++)= Trên 3,0g/lít nước tiểu

Theo hai tác giả trên, nếu huyết áp tâm trương trên 95mmHg, Protein niệu trên (++) thì tỷ lệ tử vong thai nhi sẽ cao.

Các biểu hiện lâm sàng của tăng huyết áp thai sản nặng (Theo Tổ chức y tế thế giới)

– Huyết áp tâm thu trên hoặc bằng 160mmHg

– Huyết áp tâm trương 110 mmHg

– Tăng các men ở gan

– Vàng da

– Tiểu cầu 100.000 trong lmm3

– Protein niệu trên 3,0 gam/lít

– Đau vùng thượng vị

– Ám điểm (Scotomta) và các rối loạn thị giác hoặc đau vùng trán nhiều.

– Xuất huyết võng mạc

– Phù phổi

– Hôn mê

Trên một bệnh nhân bị tăng huyết áp thai sản có thêm một hoặc nhiều triệu chứng trên đều phải coi là tăng huyết áp thai sản nặng.

Yhocvn.net

Bác sĩ

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

23 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

23 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago