Categories: Sức khoẻ

Tách thành công khối bướu ‘mai rùa’ khỏi lưng bé gái

Sau nhiều ngày chuẩn bị mọi phương án bóc tách, ghép da, sáng nay các bác sĩ đã mổ lấy thành công khối bướu “mai rùa” nặng hơn 1 kg khỏi lưng bé gái 10 tuổi.

Chiều 29/8, bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cho biết, ca phẫu thuật cắt bướu cho cô bé “mai rùa” đã được thực hiện thành công.

Theo bác sĩ Hiếu, để thực hiện ca mổ này, các bác sĩ đã tích cực chuẩn bị mọi phương án như dự trữ máu, phương tiện lấy da tự thân và các trang thiết bị cần thiết cho cuộc phẫu thuật. Lúc 9h cùng ngày, bệnh nhi được đưa vào phòng mổ. Sau khi gây mê, 10h30 các bác sĩ đặt đường mổ đầu tiên rạch da bóc khối bướu.

Khối bướu “mai rùa” nặng hơn 1 kg được các bác sĩ lấy thành công ra khỏi lưng của bé gái. Ảnh: Khánh Trung.

Mục tiêu của cuộc phẫu thuật hướng đến bóc tách hoàn toàn khối bướu để ngăn chặn nguy cơ tái phát, đồng thời hạn chế nguy cơ mất máu và bảo tồn các cấu trúc của cơ thể nằm ngoài khối bướu. Thực tế phẫu thuật của ê kíp ghi nhận, khối bướu chỉ ăn ngoài lớp da và bám vào lớp cơ, không ăn sâu vào phần cơ và cũng không xâm lấn vào cột sống và hệ thần kinh.

Sau 90 phút khẩn trương bóc tách, bác sĩ chỉ phải truyền 1 đơn vị máu cho bệnh nhi. Cuộc phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và kết thúc tốt đẹp. Khối bướu có đường kính 22 cm, nặng hơn 1 kg.

Ngay sau khi ê kíp phẫu thuật thứ nhất hoàn thành nhiệm vụ, nhóm các kỹ thuật viên và bác sĩ phẫu thuật thứ 2 đã thực hiện kỹ thuật lóc da tự thân ở mặt của vùng đùi hai bên, tiến hành che phủ toàn bộ vết thương cho bệnh nhi để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu.

“Khó khăn nhất của ca phẫu thuật là bệnh nhi bị suy dinh dưỡng nặng, nên trong quá trình mổ các bác sĩ phải hạn chế lượng máu chảy”, bác sĩ phẫu thuật nói.

Bệnh nhi đang được các bác sĩ chăm sóc trong phòng hồi sức sau ca phẫu thuật. Ảnh: Khánh Trung.

Hiện bệnh nhi đã được chuyển ra phòng hồi sức, trong tình trạng sức khỏe ổn định. Trước mắt, các bác sĩ đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm để xác định cụ thể đây là khối u lành tính hay ác tính để có hướng chăm sóc hỗ trợ điều trị tiếp theo. Dự kiến, nếu không có diễn tiến bất thường, bệnh nhi sẽ được chăm sóc và điều trị khoảng 2 tuần trước khi xuất viện về với gia đình.

Trước đó, Bệnh viện Nhi Đồng 1, tiếp nhận bé bé Trần Thị Ngọc Thắm (10 tuổi, quê ở tỉnh Sóc Trăng) với khối bướu khổng lồ như “mai rùa” trên lưng.

Các chuyên gia y tế chẩn đoán, bé gái mắc bệnh bướu hắc tố bẩm sinh (tên khoa học là Congentinal melano citye Nevi) kích thước lớn chưa từng thấy tại Việt Nam.

Ngoài khối bướu, trên cơ thể bé còn có 200 nốt ruồi lớn nhỏ (gọi là bướu vệ tinh) nếu để quá lâu sẽ có nguy cơ chuyển sang ung thư. Dù gia đình bé không có tiền điều trị nhưng phòng trợ giúp xã hội của bệnh viện vẫn tạo mọi điều kiện để bé được mổ sớm.

Khánh Trung
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

21 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

21 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago