Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích dữ liệu từ 16 nghiên cứu khác nhau với sự tham gia của hơn 12.000 phụ nữ. Kết quả chỉ ra rằng các phụ nữ sử dụng IUD có tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung thấp hơn một phần ba so với các phụ nữ không sử dụng IUD.
Các nhà nghiên cứu cho rằng đặt vòng tránh thai sẽ kích thích phản ứng miễn dịch trong cổ tử cung chống sự lây nhiễm của HPV hoặc khi tháo dụng cụ tránh thai sẽ làm loại bỏ các tế bào tử cung nhiễm HPV.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng to lớn trong việc kiểm soát ung thư cổ tử cung kết hợp đồng thời với phòng tránh thai, đặc biệt ở các nước đang phát triển nơi mà các nguồn cung cấp vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung khan hiếm và tốc độ tăng dân số nhanh, cần tiếp tục tiến hành các nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới – PGS.TS. Victoria Cortessis, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 528.000 phụ nữ được chẩn đoán ung thư cổ tử cung và 266.000 trường hợp tử vong năm 2012. Ước tính đến năm 2035, con số này sẽ tăng lên khoảng 756.000 phụ nữ được chẩn đoán ung thư cổ tử cung và có khoảng 416.000 trường hợp tử vong.
BS. Phạm Hưng
Nguồn: SKDS
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…