Categories: Dinh dưỡng

Sự thật của những tin đồn về sức khỏe

Nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng và sức khỏe đã công bố “bơ không tốt như đường” hay “chỉ số khối BMI là con số đáng tin cậy”… Tuy nhiên, đừng quá tin tưởng những điều này, sự thực là chúng không đúng hoàn toàn như bạn vẫn nghĩ đâu!

BMI không nên được coi như một chỉ số y tế

Chỉ số khối cơ thể của một người (dựa vào cân nặng và chiều cao) là số liệu thông dụng thường được sử dụng để đánh giá liệu một người có khỏe mạnh hay không. Nhưng một nghiên cứu cho thấy đây không phải là con số chính xác với sức khỏe tổng thể.

Janet Tomiyama – tác giả chính của nghiên cứu nói rằng dựa trên những dữ liệu có sẵn về bệnh tim mạch (đo chỉ số huyết áp, cholesterol, glucose (đường huyết), kháng insuline, triglycerides và tình trạng viêm), chỉ số BMI đã phân loại sai cho gần 75 triệu người Mỹ, khiến chi phí chăm sóc sức khỏe tăng cao ở những người hoàn toàn khỏe mạnh.

Chất béo bão hòa tốt hơn đường

Năm ngoái, tạp chí Time đã công bố một thông tin cho rằng “bơ tốt hơn đường”. Tạp chí New York Time cũng đăng tải một thông tin đáng chú ý là trong những năm 1960, ngành công nghiệp sản xuất đường đã trả tiền cho các nhà khoa học để định hướng dư luận, khiến mọi người cho rằng bệnh tim mạch không phải do đường mà do chất béo bão hòa (có trong bơ).

Đường là “thủ phạm” làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Hiện nay, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cảnh báo rằng ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.  

Nước ép nam việt quất không giúp trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Các loại nước ép nam việt quất thường được bán tại các cửa hàng tạp hóa không hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Trên thực tế, quả nam việt quất có chứa hợp chất bảo vệ giúp chống lại sự nhiễm khuẩn trong thành bàng quang, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. 

Tuy nhiên, nước ép nam việt quất không có nồng độ đủ cao hợp chất này. Để giảm tác động của vi khuẩn, mỗi người phải bổ sung ít nhất 32ounce (khoảng 946ml) nước ép cam việt quất/ngày. 

Phải uống 946ml nước ép nam việt quất/ngày mới ngăn ngừa được nhiễm trùng đường tiết niệu

Song, uống quá nhiều nước ép nam việt quất không tốt cho người bị đái tháo đường, người bị sỏi thận, người đang sử dụng thuốc ngăn ngừa huyết khối (làm tăng nguy cơ chảy máu)… 

“Quy tắc 5s” bị bác bỏ

“Quy tắc 5s” cho rằng nếu một loại thực phẩm nào rơi xuống đất, nhưng được nhặt lên trong vòng 5s, nó vẫn “an toàn” để ăn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ Đại học Rutgers đã kiểm tra lượng vi khuẩn từ các loại thực phẩm được rơi xuống các bề mặt khác nhau trong các khoảng thời gian khác nhau (từ 1 – 300s).

“Quy tắc 5s” không chính xác

Kết quả nghiên cứu cho thấy những loại thực phẩm (đặc biệt là những thực phẩm có độ ẩm cao) có thể bị nhiễm vi khuẩn ngay lập tức sau khi rơi xuống đất. 

Hoài Thương H+ (Theo Foxnews.com)

Nguồn: Health+

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

2 hours ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

1 day ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago