Thông thường con trẻ mỗi khi vấp ngã thường hay la khóc, mè nheo khiến mọi việc trở nên “nghiêm trọng” hơn. Nguyên nhân ngoài bị đau, trẻ còn khóc do lo sợ cha mẹ trách phạt. Chính vì vậy mà nhiều phụ huynh thường nghiêm khắc với con. Tuy nhiên câu chuyện xảy ra đối với gia đình chị Hewitt là một bài học nhắc nhở các bậc phụ huynh cần đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời theo trực giác của mình.
Trong cuộc sống, đôi lúc các bậc cha mẹ từng trải qua cảm giác phân vân không biết có cần thiết phải đưa con đến bác sĩ kiểm tra hay không mỗi khi con bị những chấn thương nhỏ. Tâm lý ai cũng lo lắng, nghĩ đến sự an toàn cho con nhưng lại sợ con làm quá, sợ con không đến mức phải vào bệnh viện kiểm tra. Đôi khi chính bố mẹ cho rằng con chẳng bị gì cả, con khóc, than đau sau khi chấn thương chỉ là vì con muốn được gia đình quan tâm mà thôi.
Cũng chính vì những lý do trên mà mẹ Kristen Hewitt đã không đưa con đi khám bác sĩ khi cô con gái Lila (8 tuổi) la hét vì đau sau khi bàn chân va vào một góc của một trung tâm giải trí.
Người mẹ nghiêm khắc – Kristen Hewitt
Hewitt chia sẻ với Babble, đó là âm thanh quen thuộc ở gia đình chị “Để tôi làm rõ. Con là một cô bé rất hay “làm quá” mọi chuyện. Giấy cứa đứt tay, con cũng đòi băng cá nhân. Và con cũng gặp phải những vết thương nhỏ mỗi ngày vì vậy lúc đầu, tôi cũng thận trọng về chấn thương mới của con. Dĩ nhiên, tôi có can thiệp, chườm đá, xem xét và theo dõi”.
Hewitt không tìm thấy bất cứ điều gì để chị phải nghiêm trọng hóa chấn thương của con. Sau khi trao đổi với chồng qua điện thoại, chị quyết định chờ đợi và theo dõi vì khu vực đó chỉ bị bầm tím mà thôi. Chị cho con uống thuốc giảm đau và hai mẹ con lên giường đi ngủ. Chị chia sẻ “Thật khó khi làm bố mẹ. Chẳng có tài liệu hướng dẫn nuôi dạy con trẻ và cố gắng chẩn đoán cơn đau con gặp phải là không thể”.
Sáng hôm sau, Lila không thể đứng trên chân mình nên cô bé nghỉ học ở nhà. Sự việc trầm trọng hơn khi bữa trưa, Lila nôn thốc nôn tháo và tình trạng ngón chân trông nặng hơn hôm trước rất nhiều. Không do dự nữa, chị quyết định đưa con đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, thăm khám.
Tại bệnh viện, các bác sĩ đã cho Lila chụp x-quang và khi xem kết quả. Chị Hewitt rất sốc khi thấy không chỉ có 1 mà đến 2 ngón chân của Lila bị gãy “Tôi rất sốc. Tôi lập tức ôm và xin lỗi con vì đã nghi ngờ con. Con vui vẻ trả lời: “Không sao đâu mẹ. Con là nữ hoàng “làm quá” mà”. Tôi mừng vì con đã không chịu đau quá lâu”.
Kết quả chụp x-quang bàn chân của Lila, cô bé bị gãy 2 ngón chân (Ảnh: babble)
Sau khi chia sẻ chuyện đã xảy ra với con gái mình lên trang cá nhận, chị Hewitt bất ngờ khi biết có rất nhiều phụ huynh cũng như chị. Hàng trăm lời bình luận đã gửi đến an ủi chị và chia sẻ câu chuyện của gia đình họ. Một lời bình luận an ủi Hewitt “Chị sẽ cảm thấy khá hơn khi biết chúng tôi đã không đưa con đi cấp cứu cả ngày khi con gái bị gãy tay vì con chẳng có phản ứng gì như bị đau cả. Chúng tôi chỉ đưa con đi khi trông cánh tay kì lạ. Thật khủng khiếp”.
Qua câu chuyện của gia đình, Hewitt chỉ muốn nhắn nhủ đến những người làm cha làm mẹ rằng phải tin vào trực giác của mình và luôn làm mọi điều có thể. Chị nói: “Tôi rất biết ơn những câu chuyện hài hước từ những bình luận trong bài viết của tôi. Tôi nghĩ bài học mà tất cả chúng ta có thể học được là việc này ai cũng từng trải qua, chúng ta đã bỏ qua, lờ đi những điều quan trọng với tư cách là bố mẹ. Chúng ta học từ những thất bại. Vì thế từ giờ, ít nhất chúng ta sẽ biết phải làm gì khi con bị chấn thương”.
Theo babble & kenh14.vn
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…