Lời khen của cha mẹ đối với con chính là sự khích lệ, là động lực phấn đấu cho con. Hãy khen con khi con làm được việc tốt, biết cư xử đúng, hay khi con hoàn thành mục tiêu đã đặt ra khi làm một việc gì đó.
Nhưng có lẽ cái gì nhiều quá cũng không tốt. Chúng ta nên khen con đúng việc, đúng lúc, và nên cụ thể hóa lời khen của mình.
Có người rất hay khen con, và sẵn sàng nịnh con, đưa ra các phần thưởng để con ăn thật nhiều, hay để con làm một điều gì đấy, vì thế, đến khi không được đáp ứng các điều kiện phù hợp với sở thích của con trong sinh hoạt, trong ăn uống, con sẽ nổi khùng và ăn vạ. Như vậy chính những lời khen quá nhiều cùng sự đáp ứng các điều kiện trẻ yêu cầu đã tạo ra cho trẻ những thói quen không tốt, không đem lại hiệu quả tích cực.
Hãy khen con ngoan khi con thật sự cư xử ngoan, lễ phép với người lớn tuổi. Hãy khen con giỏi nếu con hoàn thành tốt một việc gì đấy. Hãy khen con tốt khi con biết giúp đỡ người khác. Như vậy chính là khen con đúng việc, đúng lúc.
Ngoài ra, nếu được bố mẹ cụ thể lời khen như: “Hôm nay con của bốrất ngoan, nhà có khách mà con tự chơi cùng các anh chị, lại lễ phép chào hỏi mọi người trong nhà, bố rất vui.” Hoặc là “Bức tranh con tô màu rất đẹp, con sử dụng các màu sắc để tô rất hài hòa, cân đối. Làm sao con lại làm được như vậy nhỉ?”, thì trẻ sẽ rất hào hứng, vui thích. Đặc biệt lời khen khi được đi cùng câu hỏi nào đấy sẽ kích thích trẻ tư duy, buộc trẻ phải suy nghĩ để cùng trao đổi với bố mẹ, dần dần sẽ giúp trẻ tự tin khi nói lên suy nghĩ của mình trước mọi người.
Minh Hằng
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…