Mọi người đều có vi khuẩn trên da. Các nghiên cứu cho thấy tiếp xúc với vi khuẩn từ khi còn bé giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch và duy trì vi khuẩn tốt trong đường ruột, tuy nhiên cần tránh xa các mầm bệnh như E. coli. salmonella, Ebola, cúm gia cầm…
Gắn liền với đời sống con người hiện đại, điện thoại di động bị xem là một trong những đồ vật bẩn nhất. Trang BuzzFeed đã thử kiểm tra điện thoại của 20 người ngẫu nhiên tại phòng thí nghiệm Trung tâm Y tế Đại học Columbia (Mỹ) và phát hiện 100% máy chứa đầy mầm bệnh.
Dưới đây là những vi khuẩn được tìm thấy trên 20 chiếc điện thoại.
Các vi khuẩn vô hại
Hầu hết điện thoại trong cuộc thử nghiệm dương tính với 5 loại vi trùng từ da, miệng, mũi và môi trường.
Staphylococcus epidermidis: Loại vi khuẩn thuộc nhóm tụ cầu trắng này hoàn toàn vô hại và dễ dàng bám lên điện thoại khi bạn chạm vào hoặc gọi điện.
Micrococcus: Tùy loại da, người ta có thể có nhiều hoặc ít Micrococcus. Tương tự như Staphylococcus epidermidis, bạn sẽ khiến điện thoại của mình dính Micrococcus nếu áp vào mặt hoặc nói chuyện thường xuyên.
|
Các khay vi khuẩn được kiểm tra tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia. Ảnh: BuzzFeed. |
Streptococcus viridans: Streptococcus viridans sống trong miệng và cổ họng. Nó được truyền sang điện thoại khi bạn nói chuyện, chạm vào sau khi vừa đưa tay lên môi hoặc ho. Streptococcus viridans thường vô hại nhưng có thể gây nhiễm trùng ở những người yếu.
Moraxella: Có nguồn gốc từ xoang, Moraxella hay thấy ở người bị viêm xoang hoặc chảy dịch sau mũi. Quá nhiều Moraxella dẫn đến viêm tai trong hoặc nhiễm trùng máu ở trẻ em và người suy giảm miễn dịch.
Bacillus: Đây là loại vi khuẩn rất phổ biến trong môi trường và là dấu hiệu cho thấy bạn vừa đi ra ngoài. Lượng Bacillus nhiều có nghĩa là điện thoại bạn rất bẩn nhưng không gây ra bệnh tật.
Các mầm bệnh nguy hiểm
Tụ cầu vàng kháng Methicillin: Tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA) có khả năng kháng nhiều loại thuốc kháng sinh nên còn được gọi là siêu khuẩn. Nó dễ dàng gây tổn thương nghiêm trọng ở da, nội tạng; đôi khi dẫn đến tử vong. MRSA lây lan nhanh chóng ở những môi trường như cơ sở y tế, đặc biệt nếu bạn bị một vết thương hở hoặc hệ miễn dịch suy yếu.
|
Tụ cầu vàng kháng Methicillin. Ảnh: BuzzFeed. |
Staphylococcus aureus: Staphylococcus aureus (viết tắt SA) là loại vi khuẩn xuất hiện trong mũi hoặc trên da. Hầu hết mọi người không biết mình mang vi khuẩn SA khiến nó dễ dàng phát tán rồi dẫn đến nhiễm trùng da và máu (đối với vết thương hở), mụn nhọt, ngộ độc, hội chứng sốc độc, thậm chí tử vong. SA sống được ở các bề mặt như tay nắm cửa, nhà vệ sinh công cộng, phòng gym. Tốt nhất, bạn nên lau thiết bị phòng tập trước và sau khi sử dụng đồng thời đặt điện thoại trong một chiếc khăn để tránh bị nhiễm SA, MRSA.
E. Coli: Thường được tìm thấy trong phân, E. Coli tồn tại trong đường tiêu hóa cùng các vi khuẩn đường ruột khác. Dù chỉ một số chủng gây bệnh, E. Coli nói chung vẫn tiềm tàng nguy cơ dẫn đến ngộ độc thực phẩm, nặng hơn là tử vong. Nó có trên điện thoại do bạn không rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc mang điện thoại vào nhà vệ sinh công cộng. Cầm chiếc máy nhiễm E. Coli từ phân thực sự có thể làm bạn bị ốm.
|
Nấm Candida albicans. Ảnh: BuzzFeed. |
Candida albicans: 2 trong số 20 điện thoại dương tính với nấm men Candida albicans. Nó không quá phổ biến nhưng có thể gây nhiễm nấm hoặc tưa lưỡi.
Nhìn chung, số lượng vi khuẩn trên điện thoại tương đối thấp nên khó gây nguy hiểm cho người lớn khỏe mạnh. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo bạn vệ sinh máy thường xuyên và rửa tay kỹ càng. Ngoài ra, đừng mang điện thoại vào toilet hoặc sử dụng trong khi ăn.
>> Xem thêm: Đừng mang điện thoại vào nhà vệ sinh
Minh Nguyên
Nguồn: VnExpress
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…