Theo thống kê từ Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương năm 2015, 70-80% người Việt nhiễm giun sán do ăn rau, thịt tái, sống và tiếp xúc với ấu trùng giun sán.
Tại khoa Khám và điều trị chuyên ngành (Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương), ông Hoàng Văn Lai (42 tuổi, quê ở Bắc Giang) là một bệnh nhân mắc sán gần chục năm, thậm chí sán đã đóng thành kén lỗ chỗ trong não. Tuy nhiên, gần đây, bệnh nhân này mới được chẩn đoán bệnh chính xác.
Bệnh nhân Lai chia sẻ nhiều năm về trước hay bị đau đầu, choáng váng, lên cơn co giật. Do những khó chịu kéo dài và ngày càng tăng, ông đi khám bệnh và được chẩn đoán mắc bệnh động kinh.
“Tôi đã điều trị tại bệnh viện tâm thần một năm, sau đó không đỡ, lại tiếp tục 3 năm, rồi 5 năm, cuối cùng chẳng khỏi. Về làng, ai cũng kỳ thị vì bảo tôi bị tâm thần”, bệnh nhân Lai chia sẻ.
Vừa không khỏi bệnh, vừa phải đối diện với ánh mắt xa lánh của hàng xóm, người đàn ông này thực sự bất lực, chán nản. Một lần tình cờ được một người quen mách vào viện kiểm tra tình trạng giun sán, ông tìm đến Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương. Tại đây, kết quả kiếm tra cho thấy bệnh nhân bị sán đóng tổ trong não, không phải mắc bệnh tâm thần.
Ths.BS Nguyễn Huy Thọ. Ảnh: Hà Quyên.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Thọ (Trưởng khoa Khám và điều trị chuyên ngành) cho biết trường hợp trên không phải là hiếm gặp. Nguyên nhân là người dân chưa ý thức được mức độ nguy hiểm do bệnh ký sinh trùng gây ra và thường bị lãng quên.
“Khi thấy ngứa dưới da, đau đầu thậm chí là co giật, người dân thường nghĩ ngay đến các bệnh da liễu, động kinh thậm chí là ung thư. Chẳng ai nghĩ đó là bệnh do ký sinh trùng gây ra. Chỉ đến khi không điều trị khỏi, họ mới đến với chúng tôi, khi đó đã quá muộn và phải mất rất nhiều thời gian điều trị”, bác sĩ Thọ chia sẻ.
Chuyên gia này cũng khuyến cáo đây là trường hợp điểu hình cho câu nói: “Bệnh từ miệng mà ra”.
Theo vị bác sĩ này, điều khó tiên đoán đối với sán não chính là biểu hiện của bệnh thường thoáng qua hoặc giống triệu chứng của các bệnh lý khác. Đáng lưu ý là các cơ sở y tế lại thường bỏ qua xét nghiệm ký sinh trùng để loại trừ.
Để phòng bệnh, người dân nên ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không ăn tiết canh, gỏi sống,… Đặc biệt khi thấy xuất hiện các cơn đau đầu, co giật, người dân cần phải chú ý xét nghiệm các bệnh liên quan đến ký sinh trùng.
Hà Quyên
Nguồn: Zing
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…