Categories: Thuốc

Sắn dây giải nhiệt ngày hè

Sắn dây là loại cây quen thuộc, mọc hoang trong rừng hoặc được trồng lấy củ ăn và làm thuốc, có mặt ở mọi vùng trong nước, tên khoa học Pueraria Thomsoni Benth, là loại củ có công năng giải nhiệt rất hiệu quả,

Sắn dây là loại cây quen thuộc, mọc hoang trong rừng hoặc được trồng lấy củ ăn và làm thuốc, có mặt ở mọi vùng trong nước, tên khoa học Pueraria Thomsoni Benth, là loại củ có công năng giải nhiệt rất hiệu quả, sử dụng thích hợp trong mùa hè, Đông y sử dụng làm thuốc khá phổ biến trong các thang thuốc trị liệu nhiều bệnh chứng.

Tùy theo từng bộ phận của cây sắn dây mà có tên gọi khác nhau như củ còn gọi là cát căn, cam cát căn, phấn cát, bạch cát; hoa sắn dây gọi là cát hoa và dây cây gọi là cát căn đằng…

Đông y cho rằng củ sắn dây có vị ngọt mát, tính bình, đi vào các kinh tỳ, vị, phế và bàng quang, với công năng giải nhiệt, giải cơ (trong các chứng như cổ gáy bị cứng do cảm nắng, huyết áp cao).

Bột sắn dây.

Để tham khảo dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị liệu nhiều bệnh chứng từ cây sắn dây.

Thanh nhiệt và bồi bổ: Dùng chè bông cau: lấy đậu xanh cà vỡ, ngâm trong nước có chút muối ăn chừng 2 giờ; cho vào nồi khi nước đang sôi cho đến khi đậu xanh mềm, lấy bột sắn dây đã hòa tan trong nước vừa đổ vừa khuấy đều tay và cho tiếp đường cùng hương liệu vào để sôi thêm 2 phút nữa đến khi thấy chè trắng đục sánh là được. Mang ra ăn ngày 1 lần.

Thanh nhiệt, giải độc, rượu: Lấy hoa sắn dây khô 20 – 40g nấu nước uống nhiều lần trong ngày.

Làm ra mồ hôi, hạ nhiệt (dùng trong bệnh ngoại cảm, sốt cao, đau gáy, sưng gáy):

– Giải độc (làm cho sởi mọc hoàn toàn) dùng phương cát căn thang, gồm cát căn 8g, thược dược 4g, ma hoàng 5g, sinh khương 5g, quế chi 4g, cam thảo 4g, đại táo 5g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Sinh tân chỉ khát dùng trong bệnh có sốt cao kèm theo khát nhiều, bụng cồn cào, đại tiện bí kết, đau thượng vị dùng củ sắn dây tươi 40g, mạch môn 40g, cỏ nhọ nồi 40g, lá tre 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị viêm họng, viêm thanh quản cấp: Lấy dây cây sắn dây đốt tồn tính, tán bột uống chiêu với nước trắng. Ngày 2 lần.

Trị cảm nắng đau đầu (khô mũi, tiểu vàng): Lấy bột sắn dây hòa trong ly nước pha thêm chanh, đường uống. Ngày uống 3 -4 lần.

Chữa kiết lỵ do nhiệt: Lấy một ít bột sắn dây cùng đường hòa tan trong nước, sau cho lên bếp khuấy chín đặc, mang ra ăn. Ngày 1 – 2 lần.

Hay cát căn 30g, rau má 20g, giã nát vắt nước cốt uống trong ngày.

Chảy máu cam, phiền muộn: Lấy củ sắn dây tươi giã nát, vắt nước cốt uống, mỗi lần 1 chén con, ngày 3 lần.

Trị ngực nóng, thổ huyết: Lấy củ sắn dây tươi giã nát vắt lấy nước cốt chừng 500ml chia ra uống 2 – 3 lần.

Chữa trẻ sơ sinh miệng mím chặt, sủi bọt mép không bú được: Lấy một đoạn củ sắn dây đốt thành than, tán mịn, lấy 3 – 5g hòa cùng sữa mẹ nhỏ vào miệng trẻ, làm vài 3 lần trẻ mở miệng là bú được.

Rắc vào nơi mồ hôi: Bột sắn 5g, thiên hoa phấn 5g, hoạt thạch 20g, trộn đều rắc lên nơi mồ hôi ra ẩm ngứa.

BS. Hoàng Tuấn Long

Nguồn: SKDS

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

7 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

7 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago