Tôi năm nay 60 tuổi, vừa qua tôi đi xét nghiệm đường máu lúc đói là 7.0mmol/l. Hôm sau, bác sĩ cho làm nghiệm pháp tăng đường huyết nhưng khi uống nước đường đặc tôi lại bị nôn không uống được. Vậy tôi cần làm thêm xét nghiệm nào để biết chính xác?
Nguyễn Thị Minh Ngọc (Ninh Bình)
Đái tháo đường là nhóm của các bệnh chuyển hóa, có đặc điểm tăng đường huyết. Có 2 loại: đái tháo đường týp 1 (phụ thuộc insulin) gặp ở người trẻ tuổi (dưới 20 tuổi); đái tháo đường týp 2 gọi đái tháo đường mắc phải (không phụ thuộc insulin), gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt những người thừa cân béo phì.
Để chẩn đoán bệnh đái tháo đường, dựa vào một số xét nghiệm sau: xét nghiệm glucose máu lúc đói hoặc bất kỳ; nghiệm pháp tăng đường máu (hay nghiệm pháp dung nạp glucose); định lượng trị số HbA1c (định lượng hemoglobin gắn glucose và các glycosamin trong huyết tương (xét nghiệm này không phụ thuộc đói hay no). Nếu kết quả xét nghiệm glucose lúc đói 6,1mmol/l là bình thường; 7mmol/l là rối loạn chuyển hóa glucose lúc đói; nếu trên 7mmol/l tạm thời chẩn đoán đái tháo đường nhưng để chẩn đoán quyết định cần phải làm lại xét nghiệm 1-2 lần trong những ngày sau đó. Tuy nhiên, những người có yếu tố nguy cơ như: gia đình có người bị đái tháo đường, thể trạng béo (thừa cân)… cần định kỳ khám và theo dõi đường huyết 6 tháng/lần. Trường hợp của bác ở tuổi này cũng thường gặp hiện tượng rối loạn chuyển hóa đường. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát tốt rất dễ bị đái tháo đường. Nếu bác làm nghiệm pháp tăng đường huyết không thành công thì có thể cần xét nghiệm chỉ số HbA1c.
BS. Vũ Hồng Ngọc
Nguồn: SKĐS
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…