Một hàm răng đều đặn, trắng bóng giúp chúng ta tự tin trong giao tiếp. Ngược lại hàm răng khấp khểnh, lô nhô, răng bị xỉn màu, ố vàng… khiến nụ cười của chủ nhân trở nên “méo mó” e dè, thậm chí do ngại ngùng khiến nụ cười trở nên hiếm hoi hơn.
Vậy, nguyên nhân khiến răng bị ố vàng là gì? Phương pháp điều trị như thế nào?
Nguyên nhân khiến răng bị ố vàng
Chế độ ăn uống
+ Ảnh hưởng từ nước sốt đậm, các loại trái cây mọng gồm nho, lựu, bơ…Những lớp màu phong phú có thể dính vào men răng và để lại các màng trên răng.
Răng bị ố vàng do chế độ ăn uống, sinh hoạt…
+ Giấm Balsamic chứa nhiều acxit khiến cho răng dễ bị đổi màu.
+ Các sắc tố trong cà phê, rượu vang đỏ, trà đen, nước coca… có thể làm răng bị ố vàng và chuyển màu.
+ Các loại kẹo, kẹo cao su, kem và các loại đồ ngọt khác chứa các chất màu cũng có thể gây ố răng. Tuy nhiên, chỉ khi ăn thường xuyên, răng mới thực sự bị đổi màu.
Thói quen trong sinh hoạt
+ Do hút thuốc lá (khói thuốc lá làm cho răng bị ố vàng)
+ Vệ sinh răng miệng kém (tích tụ các mảng bám trên răng)…
Hút thuốc, vệ sinh răng miệng kém khiến răng bị ố vàng.
Tác động của thuốc
+ Trẻ em uống thuốc kháng sinh tetracycline và doxycycline trong thời gian răng phát triển (trước 8 tuổi) khiến răng có thể biến sang màu nâu vàng.
+ Chlorhexidine một chất khử trùng được sử dụng trong nước súc miệng để điều trị viêm lợi cũng có thể biến đổi màu của răng.
+ Thuốc minocycline chống mụn trứng cá, một dẫn xuất của chất tetracycline, cũng gây ra các vết bẩn răng.
+ Uống quá nhiều florua và sử dụng các hóa trị ở đầu và cổ cũng gây ra các vết bẩn bên trong răng.
+ Thuốc kháng histamin và thuốc huyết áp, đôi khi cũng có thể gây vàng răng…
Ngoài ra do di truyền và tuổi tác cũng khiến răng bị ố, vàng.
Cách điều trị răng ố vàng
+ Đảm bảo vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 lần/ ngày (trừ sạch các mảng bám, thức ăn còn lại trên răng).
+ Sử dụng chanh pha với muối hoặc baking soda để làm trắng răng (xoa trực tiếp lên răng) trong vòng 10 phút.
+ Sử dụng phần trong của vỏ cam, quýt chà lên răng (10 đến 15 phút).
+ Ngoài ra có thể dùng vỏ chuối, cùi bã mía, dâu tây, quả cau…để làm trắng răng. Tuy nhiên, không quá lạm dụng mà chỉ nên thực hiện 1 tuần/lần.
+ Đối với ố răng nội sinh thì việc tẩy răng ố vàng rất khó khăn. Phương pháp tốt nhất là tẩy trắng răng bằng công nghệ cao hoặc bọc sứ bên ngoài răng…
Sử dụng các loại trái cây tự nhiên làm trắng răng…
Phương pháp phòng ngừa răng ố vàng
+ Ưu tiên các thực phẩm hỗ trợ làm trắng răng gồm: táo, cần tây, cà rốt…(làm trắng răng và kích thích quá trình tăng tiết nước bọt).
+ Hạn chế ăn những thực phẩm và những đồ uống làm xỉn màu răng như: các loại nước sốt đậm, hoa quả mọng, đồ ngọt, rượu, cà phê, trà, thuốc lá…
+ Vệ sinh răng miệng hàng ngày, đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày và thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần.
+ Dùng chỉ nha khoa để lấy sạch mảng bám trên kẽ răng.
+ Sử dụng nước súc miệng và kem đánh răng có công dụng làm trắng răng.
+ Khám răng định kỳ 6 tháng/lần, lấy cao răng và kịp thời phát hiện những bất thường của răng miệng..
Dùng chỉ nha khoa, khám răng định kỳ, lấy cao răng để hạn chế răng ố vàng
Lời kết
Răng ố vàng do nhiều nguyên nhân: chế độ ăn uống, ảnh hưởng từ các loại thuốc, do di truyền… Răng xấu không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng khiến con người mất tự tin trong giao tiếp, gây bất lợi cho những người làm trong công tác đối ngoại, quan hệ công chúng…
Vì vậy, để có một nụ cười đẹp, rạng rỡ cần vệ sinh răng miệng thường xuyên, dùng chỉ tơ nha khoa để lấy sạch mảng bám trên kẽ răng, hạn chế hút thuốc lá, uống trà, cà phê…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…