Categories: Dinh dưỡng

Quả nhót và tác dụng bất ngờ, ít biết

Nhót là một trong những loại quả thông dụng và phổ biến được nhiều người yêu thích. Ngoài việc là một món ăn vặt, nhót còn chứa nhiều dinh dưỡng, được sử dụng để nấu canh, sấy khô làm thuốc, chữa bệnh.

Hỗ trợ trị ho, nhiều đờm, hen suyễn

Quả nhót được dùng trong đông y hỗ trợ trị ho, nhiều đờm, hen suyễn. Ảnh: Internet

Sức khỏe và Đời sống dẫn lại chia sẻ của PGS.TS Phạm Xuân Sinh, theo đó nhót có công dụng làm thuốc hỗ trợ điều trị ho, nhiều đờm, hen suyễn.

Dùng lá nhót 16g sao vàng, lá táo ta (táo chua) 12g sao vàng; hạt cải củ, hạt cải bẹ, mỗi thứ 6g, sao vàng, giã giập.

Đối với hạt cải củ và cải bẹ thì gói vào miếng vả sạch, cho vào cùng sắc nước với lá nhót và lá táo. Sắc 2 – 3 lần, gộp dịch nước sắc lại, chia 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 2 – 3 tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Hỗ trợ điều trị ho ra máy, chảy máu cam

Dùng nhót để làm bài thuốc hỗ trợ điều trị ho ra máu, chảy máu cam hiệu quả. Ảnh: Internet

Dùng rễ nhót 16g sao đen, sắc uống ngày một thang. Có thể phối hợp với cỏ nhọ nồi, ngải diệp, trắc bách diệp. Tất cả đều sao đen, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần uống trước bữa ăn 1,5 giờ. Trong khi uống thuốc, cần kiêng các thứ cay nóng: rượu, bia, ớt…

Hen phế quản

Dùng hoa cúc bách nhật 6g, tỳ bà diệp 6g, quả nhót 10g. Các vị thuốc cho vào sắc với 400ml nước, đun còn khoảng 200ml nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 5-7 ngày.

Hỗ trợ điều trị tiêu chảy

Dùng 10 quả nhót xanh, rễ cây nhót khoảng 4g, rễ cây mơ khoảng 2g. Sắc hỗn hợp lấy nước ngày uống 1 thang chia làm 3 lần.

Hỗ trợ điều trị phong thấp, đau nhức khớp

Lấy khoảng 120g rễ cây nhót, hoảng tửu 60g, chân giò lợn 50g, đổ nước vào hầm. Ăn thịt uống nước. Có thể lấy rễ nhót ngâm rượu uống vào bữa cơm một chén con 20-25ml.

Điều trị ho hen, khó thở

Y học cổ truyền dùng nhót để chữa ho hen, khó thở. Dùng  quả nhót 6 – 12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, hay thuốc bột. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Minh Di (tổng hợp)

Nguồn: Tinmoi

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

3 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

4 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

5 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

5 days ago