Lúc bé mới sinh, cục u ở trán chỉ là dát nhỏ màu đỏ nhẹ nhưng vài tháng sau kích thước của dát đỏ này tăng hàng chục lần và ngày càng nổi to ra.
Phương pháp mới
Theo bác sĩ Minh, bé Q.N. được bác sĩ Minh chẩn đoán mắc bệnh u máu sâu và được điều trị thành công bằng cách kết hợp ba phương pháp điều trị: laser, tiêm steroid intralesional và bôi timolol maleat 0,5%.
Sau ba tháng điều trị khối u giảm hẳn và gần như biến mất với màu đỏ nhẹ, sau tám tháng khối u còn là dát nhẹ màu hồng.
Qua hai năm điều trị và theo dõi, u máu trên trán bé Q.N. chỉ là sẹo mờ nhẹ.
Đây là phương pháp điều trị an toàn và rất hiệu quả, trên thế giới chưa có báo cáo áp dụng điều trị.
Bác sĩ Minh cho biết u máu ở trẻ sơ sinh là bệnh khá phổ biến, hơn 40% u máu nằm trên mặt của trẻ. Trên thế giới đã có nhiều phương pháp điều trị nhưng kết quả khối u chỉ giảm 50-60% hoặc chỉ có hiệu quả tốt nếu u máu nông.
Tương tự, năm 2015 tại Trung tâm u máu, bác sĩ Trần Thế Viện tiếp nhận điều trị một nữ bệnh nhân 19 tuổi bị một mảng nám sần lớn ở cạnh quầng núm vú của hai bên ngực khiến cô gái rất mặc cảm.
Tình trạng này xuất hiện khi bệnh nhân 17 tuổi, ban đầu là một mảng màu hồng nhạt, có vảy nhẹ dạng chàm ở vùng da ngực trái. Sau đó sang thương từ từ sậm màu lại và dày lên lan lên theo trình tự quầng vú trái, núm vú trái, núm vú phải và vùng da ngực phải, kèm theo triệu chứng ngứa nhẹ.
Bác sĩ Minh và bác sĩ Viện chẩn đoán bệnh nhân này bị bệnh tăng sừng núm vú dạng bớt khá hiếm gặp. Phương pháp điều trị mới được áp dụng: thoa thuốc calcipotriol bên vú trái và tacrolimus 0,1% bên vú phải. Sau bốn tháng điều trị, tình trạng tăng sừng và tăng sắc tố ở quầng vú bệnh nhân nhạt dần.
Hai ca bệnh hiếm
Trung tâm u máu còn tiếp nhận một bé trai (8 tuổi, ở Bình Phước, vừa mất vì tai nạn sinh hoạt) đến khám với hình dáng nhỏ xíu, chân tay khẳng khiu, chiều cao 96cm, nặng 9,6kg, đầu hói, hẹp sống mũi và mũi nhọn, gương mặt như ông già. Bệnh nhi này còn có biểu hiện loạn dưỡng mỡ, xơ cứng bì, giảm vận động khớp…
Không những thế, bé trai còn bị u nhú khá to nằm trong nướu răng sưng lên, chảy máu và đi khám ở bệnh viện khác nhưng bác sĩ chưa dám mổ vì không xác định được bệnh gì.
Theo bác sĩ Minh, bé trai này bị hội chứng lùn già (hội chứng Gilford progeria), là bệnh do rối loạn nhiễm sắc thể gây lão hóa sớm và rất hiếm gặp với tỉ lệ mắc là 1-4 trường hợp/8 triệu trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, qua phối hợp thăm khám, xét nghiệm, các bác sĩ còn phát hiện bệnh nhân bị u nhú ở nướu răng do nhiễm HPV type 16 và 45. Đây là trường hợp hiếm hoi của hội chứng lùn già kết hợp với tổn thương u nhú do HPV.
Bệnh nhi được bác sĩ Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương TP.HCM phẫu thuật và kết quả sau mổ lành tốt. Tuy nhiên, theo bác sĩ Minh, do hội chứng lùn già là bệnh di truyền bẩm sinh nên bệnh nhân thường chỉ sống được đến 20-30 tuổi.
Một trường hợp mắc bệnh hiếm gặp khác là anh N.V.C. (29 tuổi, Đồng Tháp) được chẩn đoán bị hội chứng dày da đầu khiến da đầu hình thành các đường sọc lồi lõm như ruộng lúa, kết hợp bị bệnh vảy nến. Những đường lồi lõm này ở đầu còn lan tỏa đến trán, sống mũi khiến gương mặt bệnh nhân già nua do có nhiều nếp gấp hằn sâu.
Đây cũng là bệnh di truyền do rối loạn nhiễm sắc thể. Song, trường hợp kết hợp cùng lúc hai bệnh như anh C. rất hiếm gặp.
Tại hội nghị khoa học da liễu hằng năm do Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ tổ chức vừa diễn ra ở nước này, với sự tham gia của hơn 10.000 bác sĩ của gần 100 nước trên thế giới và chỉ ưu tiên các báo cáo về những trường hợp mới, lạ, hiếm, các bác sĩ của Trung tâm u máu Đại học Y dược TP.HCM đã báo cáo bốn đề tài khoa học được nhiều bác sĩ da liễu trên thế giới quan tâm.
LÊ THANH HÀ (TTO)
Nguồn: Giáo dục Online
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…