Một cô sinh viên đại học vừa tốt nghiệp đến ứng tuyển công việc kế toán tài chính tại một công ty nước ngoài. Vì công ty muốn tuyển kế toán viên có kinh nghiệm làm việc lâu năm nên cô gái đã bị từ chối ngay lập tức.
Nhưng cô không vì vậy mà nản lòng bỏ về, cô thành khẩn nói với người phỏng vấn: “Xin hãy cho tôi thêm một cơ hội tham gia vào vòng thi nghiệp vụ”.
Người phỏng vấn không phản đối, để cô tham gia thi vòng thi viết. Sau đó cô đã hoàn thành vòng nghiệp vụ với điểm số rất cao. Cuối cùng, cô được quản lý nhân sự đích thân phỏng vấn.
Sau vòng phỏng vấn, quản lý rất có thiện cảm với cô nhưng anh đành lắc đầu bởi so với một ứng viên khác thì cô thiếu quá nhiều kinh nghiệm. Kinh nghiệm kế toán duy nhất cô có là từng quản lý tài chính của hội học sinh ở trường.
Bất đắc dĩ, quản lý nhân sự đành phải nói: “Hôm nay chỉ phỏng vấn đến đây thôi. Nếu như có tin, tôi sẽ gọi điện thoại cho cô.”
Cô nữ sinh đứng dậy cám ơn quản lý nhân sự đã dành thời gian phỏng vấn cô. Sau đó, từ trong túi cô móc ra một tờ 5 đô đưa cho quản lý bằng hai tay và lễ phép nói: “Cho dù tôi có được chọn hay không, thì xin ông cũng phải gọi điện thoại cho tôi.”
Quản lý nhân sự trước giờ chưa từng gặp phải tình huống này, ông ngây người một lúc nhưng nhanh chóng lấy lại trạng thái bình tĩnh ban đầu. Ông hỏi cô gái: “Tại sao cô biết chúng tôi sẽ không gọi điện thoại cho người không được chọn?”
Cô đáp: “Lúc nãy ông vừa nói đó thôi, có tin thì sẽ gọi, vậy chính là không được chọn sẽ không gọi điện.”
Quản lý nhân sự đặc biệt thích thú với cô nữ sinh này, lại hỏi: “Nếu như cô không được chọn mà tôi lại gọi điện cho cô, vậy cô muốn biết điều gì?”
Cô nói: “Xin nói cho tôi biết về điểm nào tôi chưa đạt được yêu cầu của công ty, tôi chưa đủ tốt ở phương diện nào, để tôi cải tiến”.
“Vậy tờ tiền này…”, quản lý nhân sự chưa nói xong, cô nữ sinh đã mỉm cười giải thích: “Gọi điện thoại cho người không được chọn không thuộc về khoản chi chính đáng của công ty, vì vậy tôi phải trả phí điện thoại, xin ông nhất định phải gọi.”
Quản lý nhân sự lập tức mỉm cười và nói: “Xin cô nhận lại tờ tiền này. Tôi sẽ không gọi điện thoại nữa, vì bây giờ tôi chính thức thông báo: Cô được nhận vào rồi! Có thể đi làm từ tuần sau!”. Như vậy, cô sinh viên đã dùng một tờ tiền để gõ “cánh cửa tương lai” của mình.
Vậy lý do gì đã khiến quản lý nhân sự nhận cô vào ví trí này?
Nếu như cô ấy không có tính cách kiên trì, không có biểu hiện thành khẩn, không có lòng cầu tiến, không có phẩm cách công tư phân minh, cô đã không thể có được sự công nhận của quản lý. Tất cả biểu hiện của cô đều là phẩm chất đáng có của một nhân viên tài chính, vì vậy quản lý mới “phá lễ” để tuyển chọn cô.
Khi chúng ta muốn làm công việc nào đó nhưng không được công nhận lúc ban đầu thì hãy bình tĩnh suy ngẫm. Tất cả những thất bại đều không phải để phủ nhận năng lực vốn có của bạn mà chính là khảo nghiệm, thử thách, để tôi luyện ý chí của bạn, đồng thời cũng là cơ hội cho bạn xoay ngược tình thế.
Video: Phỏng vấn đặc biệt
Châu Yến Lâm
Nguồn: ĐKN
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…