Categories: Tai Mũi Họng

Phòng ngừa tật nói lắp

Để có thể phòng ngừa tật nói lắp thì chúng ta cần làm những biện pháp gì, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những thông tin ngay dưới đây nhé!

Hướng dẫn cách phòng chống tật nói lắp

Đáp ứng tốt nhu cầu về thể chất, cảm xúc và tâm lý của trẻ: Nếu bé được nuôi dưỡng trong môi trường ngập tràn yêu thương, hạnh phúc và được chăm sóc cẩn thận cả về thể chất lẫn tinh thần thì chắc chắn khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ phát triển tốt hơn, tránh được tật nói lắp.

Giảm thiểu chấn thương tâm lý và những biến động đột ngột từ gia đình: Ít cha mẹ biết rằng, những cuộc cãi vã, những mối quan hệ bất đồng, cha mẹ li dị…vv chính là những yếu tố nguy hiểm khiến bé bị chấn thương tâm lý và ảnh hưởng tới ngôn ngữ của bé. Vì vậy, hãy tạo môi trường sống hòa thuận, yêu thương để hạn chế tật nói lắp ở trẻ.

Tạo môi trường ngôn ngữ thuận lợi: Việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống, nếu môi trường đó bất lợi về ngôn ngữ thì khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của bé sẽ giảm và ngược lại. Vì vậy, cha mẹ nên đưa bé đến những nơi đông vui, có nhiều hoạt động để bé tiếp thu ngôn ngữ một cách đa dạng và dễ dàng nhất.

Nói lắp được chẩn đoán như thế nào?

Việc chẩn đoán chính xác tật nói lắp cần sự có mặt của các chuyên gia bệnh học về ngôn ngữ nói (speech-language pathologist – SLP) và các chuyên gia về sức khỏe, với những chuyên môn về khả năng nói, giọng nói, và các rối loạn về ngôn ngữ của con người. Chuyên gia về bệnh học sẽ xem xét một loạt những nhân tố khác nhau, bao gồm bệnh sử (chẳng hạn như tình trạng nói lắp xảy ra lần đầu tiên vào lúc nào và trong tình huống như thế nào). Sau đó, các chuyên gia sẽ phân tích hành vi nói lắp của người bệnh để có thể đánh giá khả năng nói, kỹ năng ngôn ngữ hiện tại của người này cũng như những tác động của nói lắp lên cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.

Với trường hợp người nói lắp là trẻ em, người chuyên gia về bệnh học còn phải dự đoán xem tật nói lắp có tiếp diễn trong tương lai hay không, hay đứa trẻ có thể khắc phục và vượt qua tật nói lắp được hay không. Để tìm ra câu trả lời cho những vấn đề này, chuyên gia còn phải xem xét nhiều nhân tố bên ngoài như các thông tin bệnh sử gia đình có liên quan đến tật nói lắp, trẻ đã nói lắp trong bao lâu, và xem xét xem trẻ có những vấn đề tiềm tàng nào khác liên quan đến khả năng giao tiếp và ngôn ngữ ngoài tật nói lắp hay không.

Nguồn: Phunutoday

adminyhoc

Recent Posts

Thói quen xấu sau bữa ăn làm tăng nguy cơ nhồi máu não

Phòng ngừa nguy cơ nhồi máu não hãy tránh xa những thói quen xấu sau…

1 day ago

Uống cà phê pha tạp chất gây tác hại như nào cho sức khỏe

Cà phê là thức uống yêu thích của nhiều người giúp thư giãn tinh thần,…

2 days ago

Tổ hợp 9 bài tập giúp phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi ở cả hai phái nam…

2 days ago

Những loại đồ uống cải thiện làn da, bổ sung khí huyết

Hãy chăm chỉ uống đều đặn những loại đồ uống bổ dưỡng dưới đây không…

3 days ago

Thói quen gây hại cho thận cần bỏ ngay

Những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại góp phần khiến thận bị suy…

4 days ago

SIBO và IBS: Phân biệt và Chẩn đoán với Trợ giúp của Chuyên gia và Xét nghiệm Hơi thở Hiện đại

Hội chứng ruột kích thích (IBS) đôi khi bị nhầm lẫn với tình trạng tăng…

5 days ago