Categories: Mắt

Phòng chống mùa dịch đau mắt đỏ

Hàng năm cứ vào mùa mưa là dịch bệnh đau mắt đỏ lại hoành hành. Theo Bệnh viện Mắt Trung ương số người đau mắt đỏ vào khám và điều trị tại bệnh viện luôn gia tăng hơn vào mỗi mùa dịch.

Vậy, dịch đau mắt đỏ năm nay có gì khác biệt? người dân cần làm gì để phòng chống dịch đau mắt đỏ trong mùa dịch.

Dịch đau mắt đỏ năm nay có gì khác biệt

Triệu chứng ban đầu dễ nhầm với bệnh viêm họng

Đa số các trường hợp bị đau mắt đỏ vào khám thường kèm theo các triệu chứng sốt, đau họng, dễ bị nhầm là viêm họng.

Tuy nhiên, có thể nhận biết sớm dấu hiệu bệnh qua các biểu hiện đặc biệt: xưng hạch ở trước tai  kèm theo sốt, đau họng. Sau 5 đến 7 ngày một bên mắt bị đỏ, và từ 3 – 5 ngày sau đỏ sang mắt còn lại. Hai mắt bỉ rỉ nước, ngàu đỏ, gây cảm giác ngứa, nhức, cộm, sợ ánh sáng…

Tỷ lệ trẻ em mắc nhiều hơn người lớn

Điểm khác biệt so với dịch đau mắt đỏ các năm trước là năm nay tỷ lệ trẻ em bị đau mắt đỏ nhiều hơn người lớn. Một số bé có hiện tượng đau họng, rát cổ sau đó chuyển sang đau mắt.

Tuy nhiên, đa phần các bệnh nhân vào khám thường không biết rõ nguyên nhân mắc bệnh hoặc nguồn lây bệnh cho mình, họ cho rằng do bị bụi bay vào mắt, dụi mắt nhiều hay tự dưng thấy đau…. 

Tỷ lệ trẻ em bị đau mắt đỏ nhiều hơn người lớn.

Vì sao đau mắt đỏ dễ lây lan trong cộng đồng

Đau mắt đỏ là bệnh do virus nên rất dễ lây lan qua tiếp xúc, đặc biệt là các môi trường đông người như trường học, công sở, các địa điểm công cộng…

Đau mắt đỏ lây lan qua đường hô hấp, qua không khí, giao tiếp khi nói chuyện

Đau mắt đỏ lây lan chính qua các tia nước bọt bắn ra khi nói chuyện, người bệnh dụi mắt, hắt xì hơi… hắt xì hơi, lây qua các vật dụng khác như chăn, gối người bệnh nằm, khăn lau mặt, khăn tăm, bồn tăm chung, các hồ bơi công cộng…

Đặc biệt, trong thời gian ủ bệnh (từ 7-10 ngày) virus đã có khả năng lây truyền, thậm chí ngay cả khi đã khỏi, bệnh nhân vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần tiếp theo, vì vậy rất khó để phòng tránh. 

Đau mắt đỏ lây lan qua tiếp xúc, nơi đông người…

Đau mắt đỏ thường xảy ra vào mùa mưa, độ ẩm cao 

Đau mắt đỏ thường xảy vào thời điểm giao mùa nên khí hậu thường ẩm ướt, độ ấm cao nên bệnh dễ phát triển và lây lan nhanh.

Giao mùa cũng là thời điểm nhiều bệnh khác phát triển như các bệnh về đường hô hấp, xương khớp, tim mạch…nên thường kéo theo các yếu tố khách quan khác.

Đau mắt đỏ chịu ảnh hưởng từ vệ sinh môi trường

Khi môi trường sống bị ô nhiễm (khói, bụi, chất thải sinh hoạt, công nghiệp…) và việc vệ sinh cá nhân không được đảm bảo là điều kiện thuận lợi cho bệnh đau mắt phát triển.

Ý thức của người dân, của cộng đồng còn hạn chế

Khi những người bị đau mắt đỏ không có ý thức kiêng kỵ cho những người xung quanh (đeo kính, khẩu trang…) thì cũng rất dễ gây bệnh cho người khác.

Vì vậy, nếu người dân không có ý thức bảo vệ cộng đồng thì đó cũng là nguyên nhân tạo ra dịch bệnh đau mắt đỏ.

Phương pháp phòng chống dịch đau mắt đỏ

Khi chưa có dịch:

+ Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.

+ Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt.

+ Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.

+ Không dùng tay dụi mắt. 

Vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để phòng bệnh.

Khi đang có dịch:

+ Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

+ Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối.

+ Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt.

+ Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.

+ Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện…

+ Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, đi bơi ở bể bơi công cộng…

Lưu ý

Đau mắt đỏ là một trong những bệnh về mắt hay gặp khi thời tiết giao mùa. Bệnh do virus gây ra nên rất dễ lây lan và tạo thành dịch bệnh trong cộng đồng.

Vì vậy, để bảo vệ mắt trong mùa dịch, mỗi người cần có ý thức phòng bệnh như: đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày…

Chú ý đặc biệt khi bị đau mắt, người bệnh nên đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với mọi người ngay cả sau khi bệnh đã khỏi được 7 ngày. Ngoài ra người bệnh không nên tự ý mua thuốc về nhỏ mắt dẫn đến biến chứng viêm giác mạc, giảm thị lực mắt…

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago