Categories: Truyền nhiễm

Phát hiện bệnh thủy đậu khi đến mùa

Mới đầu tháng 1 của năm 2015, khi những ngày tết dương lịch vừa trôi qua nhưng tại các bệnh viện đã bắt đầu xuất hiện nhiều ca mắc bệnh thủy đậu. Đáng chú ý, so với mọi năm, bệnh thủy đậu xuất hiện sớm hơn thường lệ.

Mặc dù thủy đậu là một loại bệnh lành tính nhưng nếu không biết cách chăm sóc, điều trị bệnh sẽ để lại những biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Tìm hiểu về bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ, là một trong những bệnh lý có tính lây nhiễm rất cao trong cộng đồng. Bệnh do một loại vi rút có tên khoa học là Varicella – Zoster gây ra. Theo thống kê hàng năm của ngành y tế, bệnh thủy đậu xuất hiện nhiều từ khoảng tháng  2 đến tháng 4 trong năm.

Đối tượng bị thủy đậu đa dạng, nhiều thành phần, lứa tuổi. Tuy nhiên trẻ em là nhóm dễ bị lây bệnh nhất vì sức đề kháng còn non nớt.Theo thống kê của viện Pasteur TP.HCM, có tới 90% bệnh nhân bị nhiễm bệnh là trẻ em có độ tuổi từ 2 – 7 tuổi. 

Bệnh thủy đậu do vi rút Varicella – Zoster gây ra

Triệu chứng nhận biết

+ Bệnh thủy đậu xuất hiện 10 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

+ Nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân (mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 – 24 giờ có thể nổi toàn thân).

+ Mụn nước có nhiều kích thước từ l – 3 mm đường kính, chứa dịch trong (những trường hợp nặng mụn nước sẽ to và có màu đục do chứa mủ).

+ Số mụn có thể là vài chục cho đến hơn 500 mụn hoặc nhiều hơn.

+ Trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn.

+ Người lớn thường sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói.

+ Cảm giác ngứa ngáy nơi các mụn nước…

Ghi chú:  Bệnh sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày (khi không có biến chứng) sau đó các nốt rạ sẽ khô, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo.

Đường lây truyền bệnh

+Vi rút lây bệnh chủ yếu qua đường hô hấp hoặc không khí.

+ Lây nhiễm khi hít phải những giọt nước bọt bắn ra của bệnh nhân khi ho, hắt hơi.

+ Lây nhiễm khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu: từ bóng nước khi bị vỡ ra, vùng da bị tổn thương, lở loét. 

Vi rút lây bệnh qua đường hô hấp hoặc không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi…

+ Phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai…

Biến chứng của bệnh

+ Nhiễm trùng nốt đậu dẫn đến lở loét da, có thể để lại sẹo xấu vĩnh viễn trên da.

+ Biến chứng viêm não, viêm màng não (tuy hiếm gặp nhưng thường để lại những dư chứng nặng nề như bại não, điếc, chậm phát triển tâm thần, động kinh…)

+ Một số bệnh nhi có thể xuất hiện biến chứng viêm phổi nặng do vi rút thủy đậu.

+ Nhiễm trùng huyết nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong…

Phương pháp chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

+ Để bệnh nhân nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời.

+ Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 90/00.

+ Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm trong phòng tắm để tránh gió lùa.

+ Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng.

+ Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu.

+ Uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.

+  Dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.

+ Nếu bệnh nhân sốt cao cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời…

Phương pháp phòng tránh bệnh thủy đậu

+ Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh thủy đậu.

+ Phát hiện bệnh sớm và cách ly người bệnh để tránh lây lan cho cộng đồng.

+ Thời gian cách ly 7 ngày từ lúc bắt đầu phát ban hoặc khi nốt rạ đã bong vảy. 

Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh thủy đậu

+ Để người bệnh ở phòng riêng, sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng.

+ Vệ sinh sạch sẽ phòng ở của người bệnh bằng nước Javel, hoặc dung dịch Cloramin B 2% sau đó rửa lại bằng nước sạch.

+ Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đeo khẩu trang khi buộc phải tiếp xúc với bệnh nhân.

+ Phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh…

Lời kết

Bệnh thủy đậuxảy ra quanh năm nhưng thường nở rộ từ khoảng tháng 2 đến tháng 4 hàng năm (do độ ẩm không khí cao) và là bệnh có tính miễn nhiễm cao. Người lớn hoặc trẻ em sau khi bị nhiễm thủy đậu tự nhiên hầu như rất hiếm gặp những trường hợp bị nhiễm thủy đậu lần thứ hai.

Để đề phòng bệnh thủy đậu đang vào mùa, cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng thủy đậu, không cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh, hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người, tăng cường sức đề kháng cho con trẻ…

Tuy nhiên, đối với những trẻ đang bị thủy đậu, cần chăm sóc, giữ vệ sinh da sạch sẽ, vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày…để đề phòng những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như nhiễm trùng da, viêm phổi nặng do vi rút thủy đậu, biến chứng viêm não, viêm màng não thậm chí nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong.

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago