Dòng thủy triều mạnh có thể cuốn người bơi không may mắn ra biển rất nhanh chóng và đôi khi các nhân viên cứu hộ không thể ứng cứu kịp thời. Sử dụng mô tô nước để cứu hộ là một biện pháp thông thường, tuy nhiên giá thành của chúng khá cao, khó vận hành và bảo quản. Nhưng giờ đây lực lượng cứu hộ ven biển đã có một giải pháp mới đơn giản, tiết kiệm và an toàn hơn. Đó chính là phao cứu sinh điều khiển từ xa có tên gọi Emily.
EMILY (Emergency Intergrated Lifesaving Lanyard) được hãng Hydronalix có trụ sở ở bang Arizona, Mỹ thiết kế và sản xuất. EMILY có thể được triển khai chỉ trong 30 giây với vận tốc tối đa là 39 km/giờ, nhờ đó có thể tiếp cận người bị nạn nhanh chóng hơn so với việc cứu hộ viên tự mình bơi đến.
Emily có trang bị động cơ cánh quạt kiểu mô tô nước và cơ chế tự lấy lại cân bằng sau khi bị lật úp bởi những con sóng. Khi đã tiếp cận được người bơi, cứu hộ viên điều khiển trên bờ có thể giao tiếp với người gặp nạn thông qua một camera và bộ đàm được gắn kèm theo chiếc phao. Emily có thể chở người gặp nạn vào bờ bằng động cơ hoặc dây cứu hộ. Bên cạnh lợi ích về tốc độ, sử dụng chiếc phao cứu sinh này để cứu hộ sẽ tránh được việc đặt các nhân viên cứu hộ vào vòng nguy hiểm – vốn là vấn đề thường xảy ra khi giải cứu những người gặp nạn đang hoảng loạn, họ sẽ ôm chặt và dìm người cứu hộ xuống nước.
Bản mẫu đầu tiên của EMILY được chế tạo vào tháng 9 năm 2009 với mục đích sử dụng trong khoa học của trung tâm Quản Trị Khí Quyển và Đại Dương Quốc Gia Mỹ (National Oceanic and Atmospheric Administration – NOAA). Từ tháng 3 năm 2010, những phiên bản tiếp theo đã được thử nghiệm bởi các nhân viên cứu hộ tại nhiều bãi biển ở miền nam California.
Một phiên bản EMILY cơ bản nặng 11kg, có thể di chuyển với vận tốc tối đa trong 15 phút và đi được quãng đường khoảng 1,6km. Một phiên bản khác của phao cứu sinh Emily có gắn thêm thiết bị radar để tìm kiếm người gặp nạn bị chìm dưới nước. Hãng Hydronalix đã lên kế hoạch giảm trọng lượng của EMILY xuống 9kg, tăng tốc độ lên 51.5km/giờ và bổ sung thêm khả năng thả xuống nước từ độ cao 9m.
Mặc dù vậy, có được tốc độ tối đa hay quãng đường đi được ngày càng tăng không phải là ưu tiên hàng đầu trong thiết kế của Emily. Ông Anthony Mulligan – giám đốc điều hành của Hydronalix giải thích: tốc độ cao có thể nguy hiểm nếu đâm phải một người nào đó; đi được xa thì trọng lượng của pin cũng tăng khiến cho phao nặng hơn, có hại nhiều hơn là có lợi. Và người mua sẽ phải trả nhiều hơn với những chiếc phao chạy nhanh và xa hơn.
Để di chuyển với vận tốc 64 km/giờ trong 30 phút thì giá cho những chiếc pin lên tới $10.000 USD nhưng nếu chỉ di chuyển với vận tốc 39 km/h trong 15 phút thì lại chỉ mất có $1.400 USD, Anthony nói thêm.
Giá bán cho một chiếc phao cứu sinh điều khiển từ xa Emily là khoảng $3.500 USD, ít hơn một nửa so với giá trung bình của một chiếc mô tô nước.
Nguồn Popular Science
Chân Nhất biên dịch
Nguồn: ĐKN
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…