Những điều cần biết khi dùng thuốc chống trào ngược dạ dày thực quản, chữa loét dạ dày, loét hành tá tràng Pariet (rabeprazole) 10mg, 20mg
Thành phần hoạt chất: rabeprazole.
Mỗi viên Pariet 10mg chứa 10mg Natri Rabeprazole (tương đương 9,42mg hoạt chất Rabeprazole) và một số thành phần tá dược khác bao gồm:
Phần lõi thuốc: Hyprolose, Magiê stearate, Mannitol, Magiê oxit, Low-substituted hyprolose, Ethylcellulose.
Lớp phủ ruột: Diacetylated monoglyceride, Talc, titan dioxide (E171), Hypromellose phthalate
20mg oxit sắt màu vàng (E172), 10mg oxit sắt đỏ (E172), Sáp carnauba.
Mực in đối với Pariet 10mg: Cồn Ethyl khử nước, 1-Butanol, Shellac trắng, Oxit sắt đen (E172)
Mực in đối với Pariet 20mg: Cồn Ethyl khử nước, 1-Butanol,Oxit sắt đỏ (E172) ,Shellac trắng
Ester axit béo Glycerine, Sáp Carnauba.
Tên biệt dược tương tự: Angati 20; Anrbe 20; Apbezo; Atproton; Barole; Bluesana; Cadirabe 20; Utrazo 10; Veloz 20; Zechin Enteric Coated; Zolinova-20; Zorab.
Thuốc Pariet (rabeprazole) là thuốc gì?
Rabeprazol có tác dụng ức chế tiết dịch vị cả cơ bản và trong tình trạng kích thích bằng cách ức chế enzym H+/K+ -ATPase ở tế bào thành của niêm mạc dạ dày. Cụ thể:
Enzym này được coi là bơm acid, hydrogen hoặc proton trong tế bào thành nên rabeprazol được coi là thuốc ức chế bơm proton.
Nhiệm vụ của rabeprazol là gắn vào enzym này nhằm ngăn chặn giai đoạn cuối cùng của sự tiết dịch vị.
Chỉ định thuốc Pariet (rabeprazole)
Người lớn/người già: Loét tá tràng hoạt động, loét dạ dày lành tính hoạt động & loét miệng nối: 10 mg hay 20 mg/1 lần/ngày.
Trào ngược dạ dày thực quản dạng loét/dạng bào mòn (GERD): 10 mg hay 20 mg/1 lần/ngày, trong 4-8 tuần. Điều trị duy trì dài hạn trào ngược dạ dày-thực quản: 10 mg hay 20 mg/1 lần/ngày, tùy đáp ứng. Điều trị triệu chứng trong trào ngược dạ dày-thực quản từ trung bình-rất nặng: 10 mg/1 lần/ngày cho bệnh nhân không có viêm thực quản.
Với Hội chứng Zollinger-Ellison & các tình trạng tăng tiết bệnh lý khác: Khởi đầu 60 mg/ngày, sau đó có thể tăng đến 100 mg/1 lần/ngày hay 60 mg x 2 lần/ngày.
Điều trị tiệt trừ vi khuẩn H.pylori: Phối hợp 3 thuốc trong 7 ngày như sau: Pariet 20 mg x 2 lần/ngày + clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày & amoxicillin 1 g x 2 lần/ngày.
Bệnh nhân suy thận & gan: Không cần chỉnh liều. Trẻ em: Không được sử dụng.
Liều dùng thuốc được chia theo các trường hợp bao gồm:
Loét tá tràng cấp tính: 20 mg/ lần/ ngày vào buổi sáng.
Uống trong 4 tuần nếu vết loét chưa liền hoàn toàn.
Loét dạ dày cấp lành tính: 20 mg/ lần/ ngày x 6 tuần vào buổi sáng.T
Trường hợp vết loét chưa lành thì tiếp tục dùng thêm 6 tuần.
Trào ngược dạ dày – thực quản có triệu chứng loét hoặc trầy xước: 20 mg/ lần/ngày x 4 – 8 tuần.
Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày – thực quản không viêm thực quản: Liều khuyến cáo 10 mg/lần mỗi ngày cho tới 4 tuần, sau đó 10 mg/lần/ngày khi cần.
Nếu không thấy triệu chứng bệnh được kiểm soát trong 4 tuần lễ, bệnh nhân cần được tái khám.
Hội chứng Zollinger – Ellison: Khởi đầu là 60 mg/ lần/ ngày.
Tối đa 120 mg/ngày, chia 2 lần tùy theo sự cần thiết đối với từng bệnh nhân.
Có thể chỉ định liều một lần/ngày lên đến 100 mg.
Loét hành tá tràng và loét dạ dày lành tính kết hợp với nhiễm H. pylori
Dùng theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Bạn nên lưu ý liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần tuân thủ chính xác liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định.
Thuốc chống trào ngược Pariet (rabeprazole)
Loét dạ dày cấp tính
Hội chứng Zollinger – Ellison
Điều trị trong thời gian ngắn khi loét tá tràng cấp tính (4 tuần)
Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản có hoặc không có viêm thực quản, bị loét hoặc trầy xước
Ngoài ra, thuốc còn được kết hợp được với kháng sinh thích hợp để diệt H. pylori ở người bệnh loét hành tá tràng.
Chống chỉ định với thuốc Pariet (rabeprazole)
Bệnh nhân bị dị ứng với rabeprazol, các dẫn chất của benzimidazol (lanzoprazol, omeprazol, pantoprazol) hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
Lưu ý, thuốc Pariet (rabeprazole) không được sử dụng ở đối tượng là phụ nữ mang thai.
Cách dùng thuốc Pariet
Sử dụng: Uống nguyên viên, không được nhai, nghiền hoặc bẻ viên thuốc.
Thời điểm dùng: Tốt nhất là uống trước khi ăn ít nhất là 30 phút để thuốc có thể phát huy tốt nhất.
Tác dụng phụ khi dùng thuốc Pariet
Đau ngực
Ớn lạnh, sốt
Tăng men gan
Bồn chồn, buồn ngủ
Viêm họng, viêm mũi, ho
Nhiễm khuẩn đường niệu
Đau cơ, chuột rút, đau khớp
Mất ngủ, đau đầu, chóng mặt
Khô miệng, ợ hơi, ngứa, hồng ban
Đau lưng, suy nhược, các triệu chứng giống cúm
Tiêu chảy, buồn nôn, đau vùng bụng, táo bón, đầy hơi đau không rõ nguyên nhân
Tương tác thuốc với Pariet (rabeprazole)
thuốc chống trào ngược Pariet (rabeprazole)
Rabeprazole có thể gây ảnh hưởng đến một số thuốc như:
Erlotinib, nelfinavir, delavirdin, posaconazol
Ketoconazol hoặc itraconazol: có thể giảm sự hấp thu
Methotrexat, saquinavir, voriconazol: tăng tác dụng/ nồng độ.
Atazanavir 300 mg/ ritonavir 100 mg: giảm mạnh nồng độ atazanavir.
Clorpidogrel, dabigatran, etexilat, dasatinib, erlotinib, indinavir, muối sắt, itraconazol, ketoconazol, mesalamin, mycophenolat, nelfinavir: giảm tác dụng/ nồng độ.
Lưu ý khi dùng thuốc Pariet (rabeprazole)
Người bệnh cần được theo dõi định kì khi điều trị kéo dài hơn 1 năm với rabeprazol. Thuốc không nên sử dụng trên trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, cần phải loại trừ khả năng bệnh nhân bị u ác tính trước khi điều trị.
Các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn có thể xảy ra khi dùng thuốc bao gồm:
Rối loạn tạo máu: Đã có các báo cáo về tình trạng rối loạn tạo máu (giảm tiểu cầu và bạch cầu trung tính). Trong đa số các trường hợp không tìm ra nguyên nhân nhưng các rối loạn này không nghiêm trọng và sẽ hết khi ngừng sử dụng. Men gan: Có sự bất thường về men gan đã được báo cáo từ các thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, nếu không xuất phát từ nguyên nhân khác thì rối loạn này không nghiêm trọng và sẽ hết khi ngừng thuốc.
Suy gan: Phải hết sức thận trọng khi chỉ định rabeprazol natri lần đầu cho các bệnh nhân suy gan nặng vì chưa đủ dữ liệu lâm sàng.
Nhiễm khuẩn tiêu hóa: Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa với Salmonella, Campylobacter và Clostridium difficile khi dùng thuốc.
Không dung nạp: Không sử dụng rabeprazol cho các người bệnh không dung nạp galactose do di truyền hoặc suy giảm hấp thu glucose, galactose.
Thuốc Pariet đối với phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai
Chống chỉ định với phụ nữ mang thai
Chưa có bằng chứng an toàn của thuốc đối với phụ nữ có thai
Thời kỳ cho con bú
Chống chỉ định với bà mẹ trong thời kỳ cho con bú
Vẫn chưa biết liệu rabeprazol có bài tiết vào sữa hay không
Do đó, thuốc không nên dùng ở đối tượng này vì có nguy cơ gây hại trên thai nhi.
Xử trí khi quá liều thuốc Pariet (rabeprazole)
Hiện nay vẫn chưa có các báo cáo về các dấu hiệu hoặc triệu chứng lâm sàng trong các trường hợp quá liều. Do đó, vẫn chưa có thuốc chống độc đặc hiệu trong trường hợp quá liều.
Rabeprazol kết hợp rất mạnh với protein, vì vậy không thể thải trừ bằng phương pháp thẩm phân. Trong trường hợp quá liều, cần ưu tiên điều trị các triệu chứng và điều trị hỗ trợ.
Xử lý khi quên một liều thuốc Pariet (rabeprazole)
Ngay khi nhớ ra, cần phải dùng ngay.
Nếu gần kề với liều kế tiếp, hãy bỏ qua và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
Bạn lưu ý không dùng gấp đôi liều thuốc rabeprazol vì hiệu quả không tăng, nhưng lại tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ.
Cách bảo quản thuốc Pariet
Bảo quản ở nhiệt độ phù hợp, tốt nhất là không quá 25 ºC
Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà
Không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng và nơi ẩm ướt.
Hãng sản xuất: Eisai, Nhật Bản
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…